Ở tuổi trung niên muốn sống an yên, “ba việc” xin bạn hãy ghi nhớ đừng so sánh với người khác
Con người khi đến tuổi trung niên rồi, trải qua bao gió mưa, va chạm của cuộc sống để giành được sự tôn trọng và giàu có. Sống đến tuổi này, mọi người đều nên nhớ kĩ: có “Ba việc” xin bạn đừng so sánh với người khác. 1. So sánh tiền tài Mặc dù […]
Con người khi đến tuổi trung niên rồi, trải qua bao gió mưa, va chạm của cuộc sống để giành được sự tôn trọng và giàu có.
Sống đến tuổi này, mọi người đều nên nhớ kĩ: có “Ba việc” xin bạn đừng so sánh với người khác.
1. So sánh tiền tài
Mặc dù tiền là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại nhưng nó không phải là thứ quan trọng nhất. Khi còn trẻ, chúng ta làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho bản thân, gia đình, vợ con và chúng ta phải đấu tranh rất rất nhiều trong công việc. Điều này đã trở thành thông lệ trong xã hội.
Nhưng một khi bạn bước qua tuổi 40 và bước vào tuổi trung niên, về cơ bản, sự giàu có của bạn đã được quyết định. Lúc này, người giàu luôn thích so sánh, nếu không cẩn thận, thì họ rất dễ bị tiêu tán của cải, thậm chí còn khiến gia đình tan vỡ.
Nhưng đối với nhiều người nghèo mà vẫn thích so sánh thì điều đó còn đáng sợ hơn. Bởi vì người nghèo không có của cải nhưng lại thích khoe khoang, so sánh thì nhiều khi họ có thể đi đến cực đoan và phạm tội. Cuối cùng, gia đình tan vỡ, mất mạng hay tù tội, sẽ không có một kết thúc có hậu.
Hãy nhớ rằng: Tiền tài là vật ngoài thân, mặc dù nó cần thiết cho cuộc sống, nhưng chỉ cần có đủ xài là được, không cần so bì với người khác.
Đừng so tiền tài nhiều hay ít, mình và gia đình bình an, hạnh phúc là điều tốt nhất rồi.
2. So sánh con cháu
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là đứa con cưng của cha mẹ, nhưng vì hầu hết các bậc cha mẹ đều mong con mình thành đạt hơn con nhà người khác nên rất dễ rơi vào hoàn cảnh là so sánh con mình với con của các gia đình khác.
Tâm lý của trẻ rất mong manh. Là cha mẹ, bạn nên dùng sự động viên để giúp trẻ tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại ghen tị với thành tích của con người khác và không muốn con mình thua ngay từ điểm xuất phát nên đã từng bước hủy hoại tâm hồn ngây thơ của con mình. Kết quả là tâm hồn ngây thơ của đứa trẻ từng bước bị phá hủy, đứa trẻ bắt đầu trở nên nổi loạn và thấp kém trong mắt cha mẹ.
Điều này thường là do cha mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Một khi hạt giống này bén rễ trong trái tim đứa trẻ, nó sẽ đồng hành và ảnh hưởng đến đứa trẻ suốt cuộc đời.
Con cháu có phúc của con cháu”, cuộc đời của họ hãy để họ tự mình quyết định.
Đừng so sánh con cháu ai có công việc cao sang hơn, tiền đồ rộng mở hơn, chỉ cần sức khỏe an khang là tốt rồi.
3. So sánh xuất thân
Không phải ai sinh ra cũng ngậm thìa bạc trong miệng, nhưng xuất thân của chúng ta lại không phải là điểm cuối của số phận chúng ta. Nhiều đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo đã từng bước có được cuộc sống như mong muốn nhờ tinh thần lao động cần cù.
Có thể một số người trẻ vẫn thích so sánh xuất thân của nhau, nhưng khi một người đến tuổi trung niên mà vẫn làm như vậy thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Dù bạn sinh ra ở đâu nhưng cứ sống lười biếng và thụ động, không tích cực làm việc chăm chỉ, đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn đã đi đến hồi kết.
Nếu như cuộc đời không có sự so sánh 3 điều trên, thì chúng ta chắc chắn sẽ sống một cuộc sống hài lòng thay vì không ngừng ghen tị với người khác và cảm thấy không hài lòng với chính mình. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tận hưởng cuộc sống và trưởng thành trong quá trình đó.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina (Thư Hinh)
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này