Bí ẩn về cây liễu: là vật linh thiêng của các vị thần, mang lại sự bảo hộ và chữa bệnh cho con người
Cây liễu từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa gắn liền với yếu tố phong thủy cũng như tâm linh của người Việt. Không những vậy mà nó còn có những truyền thuyết kỳ thú, liên quan đến các vị thần tiên, thiên sứ và phép thuật. Thần thoại và truyền thuyết về […]
Cây liễu từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa gắn liền với yếu tố phong thủy cũng như tâm linh của người Việt. Không những vậy mà nó còn có những truyền thuyết kỳ thú, liên quan đến các vị thần tiên, thiên sứ và phép thuật.
Thần thoại và truyền thuyết về cây liễu
Trong thần thoại Hy Lạp, cây liễu là vật thiêng của các vị thần như Hera, Persephone và Hecate, nữ thần mặt trăng đen. Người ta kể rằng ở địa ngục có một khu rừng liễu thuộc về Persephone. Theo giai thoại Ý, cây liễu sẽ khóc khi thiên thần rơi nước mắt vì Adam và Eva.
Cố nhà văn Alexander Portis từng kể một câu chuyện ở Cộng hòa Séc. Trong truyện có một nàng tiên sống trên cây liễu, ban ngày sẽ sống hòa nhập vào thế giới loài người và đi ngao du, ban đêm sẽ trở về cây liễu. Sau đó, nàng tiên đã kết hôn với một chàng trai là người phàm trần, hai người sinh hạ được một người con và sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà người chồng lại chặt mất đi một cái cây, mà tình cờ đó lại là cây liễu nơi nàng tiên ở.
Cô ấy cũng vì thế mà mất đi sinh mệnh. Người chồng đã dùng gỗ của cây liễu để làm một chiếc nôi. Khi đứa bé được đặt vào trong nôi, nó sẽ chìm vào giấc ngủ yên bình, như thể người mẹ quá cố của đứa bé vẫn đang vô hình đang che chở cho nó. Người ta kể rằng khi con của họ lớn lên, nó có thể giao tiếp với linh hồn của mẹ mình thông qua gốc cây liễu.
Từ câu chuyện trước, chúng ta có thể thấy rằng cây liễu được nhân gian coi là loài cây thần kỳ, nó ẩn chứa sự sống vô hình. Theo truyền thuyết ở Bohemia, linh hồn cư trú trong cây liễu, nhưng nếu cây liễu bị đốn hạ, linh hồn bên trong của nó cũng sẽ chết, điều này trùng hợp với câu chuyện cổ tích của Séc. Khi màn đêm buông xuống và bóng tối bao trùm trái đất cũng là lúc cây liễu có thể bước đi. Người ta nói rằng chúng có thể đồng hành cùng lữ khách qua bóng tối. Khi đi dưới gốc liễu, nếu bạn nghe thấy tiếng gió thổi giữa những cây liễu, bạn có thể nghe thấy giọng nói của các thần tiên trên cây thì thầm với nhau. Nếu bạn có một bí mật không muốn nói với người khác, hãy nói với cây liễu, nó sẽ phong ấn bí mật đó vào bên trong.
Cây liễu là loại cây có tác dụng bảo vệ, người ta sẽ mang gỗ đến nhà thờ để nhận phước lành. Nó còn có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh tật, sấm sét, thậm chí có thể ngăn ngừa tai họa trong quá trình khai thác mỏ. Theo văn hóa dân gian ở thế giới phương Tây, sử dụng cây liễu để làm đũa thần có thể tạo ra tác dụng ngăn chặn tà ác. Nó được coi là một trong những vật liệu tốt nhất để làm gậy bói toán. Ở vùng Essex phía đông nước Anh, một số người trồng cây liễu gần cửa nhà, có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Khi lễ Phục sinh đến, người ta có thể trồng một cây liễu trên cánh đồng. Truyền thuyết kể rằng điều này sẽ bảo vệ cánh đồng khỏi bị hư hại khi có bão.
Trong lĩnh vực tâm linh và tình yêu, cây liễu cũng có những truyền thuyết liên quan. Khi một người đang phải đối mặt với nỗi đau mất người thân hoặc tổn thương tinh thần, việc ghim cành liễu lên quần áo có thể mang lại tác dụng xoa dịu và chữa lành nỗi đau. Ở Yorkshire, đông bắc nước Anh, phụ nữ độc thân có một bí quyết vào đêm giao thừa và lễ Phục sinh. Họ có thể tìm một cây liễu và ném chiếc giày vào cây chín lần. Nếu chiếc giày có thể để lại trên cành, người phụ nữ sẽ kết hôn vào năm đó.
Nếu người trẻ không thành công trong việc theo đuổi tình yêu, họ sẽ đeo vòng hoa. Một tin đồn khác là khi bạn muốn kết thúc một mối quan hệ, bạn sẽ tặng người kia một vòng hoa liễu để bày tỏ ý định chia tay.
Nối xương gãy bằng cành liễu
Theo sách sử ghi chép, phương pháp nối xương gãy bằng cành liễu là cắt một đoạn cành liễu, lột bỏ vỏ, gọt thành hình đầu xương. Sau đó, khoan rỗng bên trong ruột cành liễu thành hình khoang xương. Tiếp đó, dùng máu gà sống đang còn nóng bôi lên hai đầu cành liễu và bề mặt đoạn xương bị gãy, rồi đặt cố định cành liễu ở giữa bề mặt hai đoạn xương bị gãy, dùng để thay thế cho đoạn xương gãy nát đã loại bỏ.
Sau khi các thầy thuốc Trung y đặt đoạn xương cành liễu xong, lại rắc “thạch thanh tán” lên các mô cơ thịt để thúc đẩy sự phát triển của xương và cơ. Cuối cùng, thầy thuốc thực hiện thủ thuật khâu lại cơ thịt, đồng thời bôi “tiếp huyết cao” lên vị trí nối, rồi kẹp một tấm gỗ lên để cố định. Bởi vì các mô sợi của cành liễu rất giống với cấu trúc của bè xương, nên chúng có thể dẫn dắt các bè xương phát triển trở lại, trong vòng ba tuần là có thể làm cho xương liền lại.
Xương cành liễu không chỉ có tác dụng như thanh nẹp sắt trong y tế hiện đại, mà còn dần dần được vôi hóa trở thành một phần xương trong cơ thể người.
Đăng Dũng biên dịch và tổng hợp
Nguồn: secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này