Hiểu rõ 2 từ “Điểu, cán” hay “Đểu, cáng” ?

Dạo gần đây tôi thấy một câu chuyện xuất hiện trên mạng xã hội và trên một số trang báo điện tử về nguồn gốc của “đểu, cáng” như thế này: Ngày xưa mỗi khi đi đâu, lúc chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, thường phải thuê người cáng đi nhất là người […]

Tháng 10 31, 2024 - 11:00
 0  3
Hiểu rõ 2 từ “Điểu, cán” hay “Đểu, cáng” ?

Dạo gần đây tôi thấy một câu chuyện xuất hiện trên mạng xã hội và trên một số trang báo điện tử về nguồn gốc của “đểu, cáng” như thế này:

Ngày xưa mỗi khi đi đâu, lúc chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, thường phải thuê người cáng đi nhất là người có tuổi, người ốm và cả những người khá giả, có tiền. Đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh.

Người cáng thuê, người ta gọi là Cáng. Người gánh thuê, người ta gọi là Đểu. Mỗi lần gọi người đưa đi như thế thường ra đầu đường, nơi tập trung những người làm nghề đó và gọi :

– Cho một Đểu, hai Cáng nhé !

Và thế là có ba người chạy vào, hai người vác theo một cái cáng, một người mang theo đòn và quang gánh. Hầu như họ là những người lao động chân tay, ít được học hành, nên sự ăn chia thường không đều, hoặc không vừa ý với nhau, cãi nhau, thậm chí đánh nhau khi chia tiền. Vậy là có câu “Đối xử với nhau như Đểu, Cáng !”.

Mặc dù hai từ đó cho đến hôm nay người ta vẫn dùng, chẳng liên quan gì đến các bác phu khuân vác, phu cáng người và nhân vật gánh hàng kia, nhưng thấy người lưu manh, gian xảo… và tệ hơn nữa, người ta vẫn nói: Đồ Đểu, Cáng!

vong long ngay xua 1176
Vật dụng dùng để di chuyển thời xưa

“Đểu, cáng” không có trong từ điển

Câu chuyện truyền nhau này có thật sự đúng hay không? Trong đời sống hiện tại chúng ta hôm nay sử dụng rất nhiều từ ngữ gốc Hán mà chúng ta không biết, nhất là với các thế hệ trẻ thì hầu như đều nghĩ rằng đó là từ của tiếng Việt.

Ví dụ:

  • Học sinh bước vào năm học mới thì nhà trường dùng từ “khai giảng”. Đây là từ gốc Hán, ý nghĩa khai mở, mở ra, khai sáng; hay từ “khai hoang” là công cuộc mở mang, khai phá ruộng đất, phát triển văn hóa…
  • Kết thúc buổi lễ chúng ta dùng từ “Bế mạc”, đây cũng là từ gốc Hán. “Bế” nghĩa là đóng lại, “mạc” nghĩa là bức màn, hai từ “bế mạc” nghĩa là bức màn (trên sân khấu) được đóng lại, khép lại, biểu thị sự kết thúc.

Vậy hai từ “Đểu, cáng” này có phải từ gốc Hán hay không? Theo tìm hiểu khi tôi tra trong từ điển Hán Việt thì không có hai từ này, thay vào đó sẽ có hai từ “Điểu, cán”.

Từ điển Hán Việt

Trong trang Thi viện tôi tra được như sau:

  • 佻 : Điểu (Treo lên, treo ngược lên)
  • 竿 : Cán (Sào, cây tre, cần tre, cái giá mắc áo)

Từ ý nghĩa trên chúng ta xem hình ảnh minh họa dưới đây có trùng khớp hay không!

nguồn gốc từ điểu cáng

7sydq6v6

Trở lại câu chuyện về nguồn gốc của “đểu, cáng” có phải đã sai chính tả rồi không? Nó không có trong từ điển, nó vô nghĩa. Nhìn lại những hình ảnh cô gái đang cán hai mẹ con (ảnh đại diện), tôi không hình dung được họ là những người “lưu manh” hay “cãi nhau” thậm chí “đánh nhau” như ở câu chuyện truyền nhau trên mạng xã hội.

Hơn nữa người dân thời xưa rất chất phát, lương thiện, ít học vấn, luôn bị các phú hộ xem thường thậm chí chà đạp, bốc lột. Vào thời mà dân bị thấp cổ bé họng tôi nghĩ rằng họ sẽ không có những hành vi trong câu chuyện trên.

Hình ảnh “điểu, cán” kết hợp lại đơn giản là một vật dụng trong đời sống hết sức quen thuộc chính là chiếc võng, được sử dụng cho việc vận chuyển của người ở tầng lớp cao thời xưa, đặt biệt là các quan chức triều đình, phú hộ giàu có.

“Mê tín” là gì?

Xã hội hiện nay vì không hiểu rõ được ý nghĩa của từ ngữ nên đã sử dụng một cách sai lệch mà còn lưu truyền về sau không ý thức được tác hại của nó. Một số kẻ xấu có thể lợi dụng việc thiếu hiểu biết về nguồn gốc ý nghĩa của chữ mà đả kích người khác, tạo ra sự đối lập phe phái mất đoàn kết trong xã hội.

Ví như nếu bạn nói bạn tin vào chuyện Thần thánh, linh hồn, phép thuật…tất cả đều có thật thì những người không tin vào Thần sẽ nói bạn “mê tín”. Vốn dĩ họ cũng không biết ý nghĩa thật sự của “mê tín” nhưng lại tùy ý phát biểu. Tôi nói rằng trên thế giới này ai ai cũng đều “mê tín” cả chỉ là ở mức độ khác nhau mà thôi.

Trong gốc Hán, “mê tín” có nghĩa là lòng thành thật tin vào việc gì đó, ham thích, đắm đuối vào nó. Vậy khi bạn tin vào thuyết vô Thần thì chính bạn cũng đang “mê tín” cái thuyết đó. Còn nếu bạn nói bạn chỉ tin vào khoa học thì chẳng phải bạn cũng đang “mê tín” khoa học? Nhưng nếu người khác nói bạn “mê tín” cái gì đó bạn sẽ không thừa nhận, tại sao?

Bởi “mê tín” đã bị khoát lên nó một nội hàm vô căn cứ để chê bai người khác, tách ly người khác vào nhóm người bảo thủ và phong kiến, để bảo vệ cho cái mà bản thân họ muốn nói là đúng.

Nói rộng hơn về “mê tín”, nếu người ta không đam mê với nghiên cứu khoa học, không tín ngưỡng vào khoa học thì họ không thể phát minh ra gì cả. Nếu người ta không say mê đọc sách, không tin vào tri thức có ở trong sách thì họ sẽ không trở thành nhà sáng tác được. Nếu người ta không đam mê với công việc, không tin tưởng công việc này sẽ giúp họ đạt được thành tựu thì họ cũng sẽ không thể thành công và trở nên xuất chúng.

Mọi giá trị đều bắt đầu từ sự “mê tín”. Bạn có mê tín bạn mới có thể thành công!

Mỹ Mỹ

Xem thêm:

 

 

Bạn nghĩ thế nào về bài viết này

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

24htaiwan Chúng Tôi lược dịch và tổng hợp những thông tin trên mạng , đôi khi sẽ sao chép những thông tin hữu ích cho người Việt tại Đài Loan . Mọi ý kiến về bản quyền vui lòng nhắn tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ xử lý trong vòng 24h .