Vào thời cổ đại muốn xuất gia không phải là điều dễ dàng, cần phải có 10 điều kiện nghiêm ngặt
Trong lịch sử lâu đời, có rất nhiều câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với người tu luyện, người xuất gia, Thần, Phật và Đạo. Người xưa luôn tín phụng vào Thần, Phật, tin vào “thiên nhân hợp nhất”. Vì vậy, người xưa rất tôn kính người tu luyện, điều mà […]
Trong lịch sử lâu đời, có rất nhiều câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với người tu luyện, người xuất gia, Thần, Phật và Đạo. Người xưa luôn tín phụng vào Thần, Phật, tin vào “thiên nhân hợp nhất”. Vì vậy, người xưa rất tôn kính người tu luyện, điều mà con người hiện đại khó thể tưởng tượng được. Tất nhiên trong xã hội cổ đại thì yêu cầu đối với những người xuất gia hoặc người tu luyện cũng rất cao.
Trong xã hội cổ đại, người ta không thể tùy tiện trở thành một người xuất gia hay một tăng nhân hoặc đạo sĩ. Họ cũng phải tham gia thi, thi Phật Pháp, thi đức hạnh. Chỉ khi vượt qua kỳ thi mới có thể nhận được “Độ điệp”, sau đó mới có thể đến các chùa hay đạo quán để tu luyện. Nếu không có “Độ điệp”, các chùa chiền, đạo quán mà tùy tiện nhận người thì đó là phạm pháp xuất gia là vi phạm pháp luật, họ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp, hơn nữa những người cạo đầu xuất gia cũng sẽ bị yêu cầu hoàn tục.
Vậy chính xác thì “Độ điệp” là gì? Tại sao phải có được thứ này trước khi có thể chính thức trở thành người xuất gia?
“Độ điệp” là văn kiện mà chính phủ cho phép họ xuất gia, bởi vì sau khi trở thành người xuất gia hoặc Đạo sĩ, họ có thể được miễn thuế và lao động. Tuyệt đối không phải là ai muốn xuất gia thì có thể xuất gia, tất cả đều phải có những điều kiện phù hợp.
“Độ điệp” có lẽ xuất hiện từ thời nhà Đường. “Độ điệp” ghi chi tiết nơi sinh, tên tục, tuổi, chùa chiền mà họ sinh sống, tên của những cuốn kinh sách, có sự chấp thuận của chùa v.v. Nói đơn giản, một người có giấy tờ tùy thân và có “Độ điệp” mới có thể được coi là người tu hành chính quy.
Nhìn chung có ba cách để lấy được chứng chỉ: “kiểm tra các nhà sư (kiểm tra kinh điển)”, đặc ân độ tăng (hoàng đế chiếu sắc ân độ)”, và tiến độ tăng (giao nộp tiền vật)”. Trong số đó, “đặc ân độ tăng” là phương cách độ tăng đươc hoàng đế ra lệnh cho thiên hạ và ban ân cho người xuất gia trong một thời kỳ nhất định, “tiến độ tăng” là cách đi tu được thực hiện nhằm giải quyết khó khăn kinh tế, khủng hoảng tài chính, với điều kiện tiên quyết là nộp tiền nhưng cũng chú trọng đến đức hạnh của mình.
Ngoài ra, việc đi tu thời Đường có rất nhiều hạn chế, chủ yếu là mười điều:
- Không quá già cũng không quá trẻ, biết lo liệu cho bản thân;
- Là bậc trượng phu; có ý trí kiên định, có thể chịu đựng gian khổ;
- Được bố mẹ cho phép;
- Không phạm tội, không gian trá;
- Động cơ thuần chính;
- Ý chí kiên định và niềm tin rõ ràng;
- Không mắc nợ;
- Không phải là một quan chức đang đảm nhận những trách nhiệm xã hội quan trọng;
- Có sức khỏe tốt;
- Tứ chi đầy đủ, ngũ quan chỉnh tế.
Từ góc độ này mà nói, trở thành người xuất gia thời cổ đại chắc chắn không phải là một việc dễ dàng!
Trong xã hội hiện đại, nhiều người bị ảnh hưởng bởi “chủ nghĩa vô thần” đương thời và không tin vào sự tồn tại của Thần, Phật, họ cũng từ bỏ các tiêu chuẩn đạo đức và các tiêu chuẩn khác của con người, coi đó là sự cổ hủ. Trên thực tế, chỉ khi tìm lại được nền văn hóa, đạo đức và tín ngưỡng chân chính của mình, người ta mới thực sự có được sự an lạc trong tâm hồn, hiểu được tầm quan trọng của việc làm người tốt, từ đó càng hiểu được tầm quan trọng của việc tôn kính Thần Phật.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: Secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này