Khoan dung là đức tính tốt đẹp mà người có trái tim từ bi có được
Khoan dung là biểu hiện của tâm đại thiện, tâm từ bi, có sức mạnh cảm hóa đất trời vạn vật. Phật gia giảng, đại ý rằng: Lòng từ bi có thể bao dung đất trời vạn vật, dung hợp vạn vật, như mùa xuân tốt tươi… Khoan dung là đức tính tốt đẹp mà […]
Khoan dung là biểu hiện của tâm đại thiện, tâm từ bi, có sức mạnh cảm hóa đất trời vạn vật. Phật gia giảng, đại ý rằng: Lòng từ bi có thể bao dung đất trời vạn vật, dung hợp vạn vật, như mùa xuân tốt tươi…
Khoan dung là đức tính tốt đẹp mà người có trái tim từ bi có được. Người có lòng khoan dung, thì khi sự tình trở lên căng thẳng bế tắc, họ biết quay đầu chuyển hướng, cũng khiến cho quan hệ căng thẳng biến thành liễu ám hoa minh. Khoan dung là thuốc Tiên, khiến quan hệ giữa người với người càng thêm hài hòa, khiến chúng ta càng nghĩ cho người khác.
Phật giáo giảng “nhẫn nhục”, chính là khái niệm mở rộng của khoan dung. Trong các ngôi chùa, chúng ta thường thấy tượng Phật Di Lặc bụng to, đó cũng là hình tượng tiêu biểu cho khoan dung. Các kinh điển Phật giáo xưa thường giảng, Phật Di Lặc là Phật tương lai hạ sinh trần thế độ chúng sinh, Ngài sẽ đem lại cho chúng sinh, cho thế gian một tương lai tràn đầy hy vọng và niềm vui.
Thời Ngũ Đại có hòa thượng Bố Đại, cũng có tên hòa thượng Khiết Thử được cho là Phật Di Lặc một lần hạ thế kết duyên với chúng sinh. Hàng ngày Ngài khoác cái túi vải to (tức bố đại), đi khắp nơi hóa duyên. Hòa thượng Bố Đại, tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ thì tùy chỗ, thường dùng một cây gậy, quảy chiếc túi vải, hễ ai dâng lên món gì, Ngài đều bỏ cả vào trong túi. Vào chợ, vào xóm, Ngài thấy cái gì là xin cái đó, bất kể cá ươn hay rau úa, xin được, bỏ vào miệng, còn lại thì bỏ vào túi. Nhưng hễ ai cần cái gì, thiếu cái gì, Ngài liền lấy trong túi ra cho.
Hòa thượng Bố Đại lúc nào cũng ung dung tự tại, vui vẻ. Ngày 3 tháng 3 năm thứ hai niên hiệu Trinh Minh, nhà Hậu Lương (năm 916), hòa thượng Bố Đại ngồi trên bàn thạch gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt. Trước khi tịch, Ngài ngâm bài kệ:
“Di Lặc, Chân Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức.”
Dịch thơ:
Di Lặc, chân Di Lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Thời thời trước người đời
Người đời tự chẳng biết.
Đọc lời kệ xong, Ngài an nhiên viên tịch.
Lúc này, mọi người mới vỡ lẽ, thì ra hòa thượng Bố Đại là hóa thân của Phật Di Lặc. Người ta bèn lấy hình tượng trụ thế của Ngài để tạo hình tượng Phật Di Lặc mà chúng ta vẫn thấy ở các chùa ngày nay.
Hòa thượng Bố Đại còn để lại nhiều bài kệ, một trong số đó là:
“Ngã hữu nhất bố đại,
Hư không vô quải ngại.
Triển khai biến thập phương,
Nhập thời quán tự tại.”
Dịch thơ:
Ta có chiếc túi vải,
Trống không chẳng vướng ngại.
Mở ra khắp mười phương,
Nhập vào quán tự tại.
Lòng khoan dung độ lượng giống như chiếc túi vải của Ngài, mở ra bao la, rộng khắp mười phương, thu hết mọi vật của thế giới mười phương vào trong túi, quán chiếu cái tâm tự tại. Lòng khoan dung chứa hết cả vạn vật như thế thì chính là cái tâm từ bi của các bậc Giác Giả, thương xót chúng sinh, tùy duyên hóa độ hết thảy mọi người, vạn vật.
Người có lòng khoan dung rộng lớn cũng vậy, tự do tự tại, ung dung du nhàn, đi đâu, làm gì, gặp người nào, việc gì, cũng thuận theo cơ duyên, thì đều có thể hài hòa viên mãn.
Khoan dung là biểu hiện của tâm đại thiện, tâm từ bi, có sức mạnh cảm hóa đất trời vạn vật. Phật gia giảng, đại ý là: Lòng từ bi có thể bao dung đất trời vạn vật, dung hợp vạn vật, như mùa xuân tốt tươi vạn vật.
Con người có bản tính thiện. Người khéo nuôi dưỡng bản tính thiện thì sẽ biết nhẫn nhịn. Người khéo nhẫn nhịn, sẽ từ vẻ bề ngoài cho đến nội tâm đều nhẫn chịu một cách vui vẻ, tức là biết khoan dung. Người khéo khoan dung, sẽ khoan dung với mọi vật, mọi sự, mọi người, lòng như biển cả nhận nước từ trăm sông, lòng như đất trời xuân tốt tươi cho vạn vật, thì đó chính là từ bi.
Người thường nuôi dưỡng tâm thiện, thì có được lòng khoan dung, vui vẻ sống trên đời, đối nhân xử thế đều trọn vẹn, cho nên người người đều vui vẻ kính trọng.
Người tu luyện tu cái tâm thiện, thì sẽ tu xuất ra tâm từ bi, nhìn chúng sinh đều khổ mà sinh lòng thương xót, cứu giúp, cho nên người người đều sùng kính và ngưỡng vọng.
Nguồn: DKN
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này