Quy luật tài năng: Người càng hiểu biết, càng khiêm tốn và ít phô trương
Người thực sự có trí tuệ sẽ không bao giờ thừa nhận mình có trí tuệ. Bởi vì những người này hiểu rất rõ rằng trí tuệ là vô tận, một người dù có dành cả đời cũng chỉ có thể biết được một phần rất nhỏ. Charlie Munger từng được ca ngợi là nhà […]
Người thực sự có trí tuệ sẽ không bao giờ thừa nhận mình có trí tuệ. Bởi vì những người này hiểu rất rõ rằng trí tuệ là vô tận, một người dù có dành cả đời cũng chỉ có thể biết được một phần rất nhỏ.
Charlie Munger từng được ca ngợi là nhà đầu tư thông minh nhất nước Mỹ, trong cuốn sách Poor Charlie’s Almanack của mình, ông nói rằng: “Sự khôn ngoan duy nhất của tôi là không để người khác nghĩ rằng tôi khôn ngoan.”
Vì vậy, người càng có nhận thức cao, người càng có trí tuệ, thì càng không màu mè phô trương, càng không tự cho mình là đúng. Mà thay vào đó, trong cuộc sống thực tế, họ luôn giữ thái độ khiêm tốn, khiêm nhường từ đầu đến cuối, để bản thân trở nên tỉnh táo hơn, sống độc lập hơn.
Cuối cùng, họ thực sự có thể dựa vào kiến thức, tầm nhìn và cách cục của mình để sống mạnh mẽ hơn và thành công hơn.
Bạn sẽ nhận thấy rằng, những người có nhận thức cao trong cuộc sống thường không mang đến cảm giác kiêu ngạo, xa cách. Bởi vì người thực sự tài giỏi, giống như lời họ nói ra, đều dễ hiểu, chứ không cố tình làm cho mơ hồ, khó hiểu. Chỉ khi một người đủ thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình, thậm chí đạt đến mức độ tinh thông, mới có thể dung hợp làm một, bất cứ lúc nào cũng có thể thể hiện nó một cách đơn giản.
Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều kẻ hề, nhưng họ không cho rằng mình là như vậy. Những người này, để đạt được mục đích mờ ám, lại cố gắng ngụy trang thành một người đặc biệt tài giỏi. Cuối cùng, càng vội vàng đạt được mục đích mờ ám, càng dễ để lộ sơ hở, vì vậy những người này thường cũng là những kẻ ngu ngốc.
Những người thực sự có nhận thức cao, càng có trí huệ, càng không thích đặt mình vào đám đông làm trò hề, không vì lấy lòng người khác mà đánh mất lòng tự trọng, không vì đạt được mục đích mà vứt bỏ nhân cách và phẩm giá của mình.
Sống trên đời, hãy nỗ lực trau dồi nhận thức của bản thân, tin tưởng vào năng lực của chính mình, chỉ có như vậy, bạn mới có thể dựa vào năng lực, trí tuệ, nhận thức và mưu lược của mình để thực sự sống một cuộc sống độc lập hơn.
Có một câu nói rằng “Lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng”, điều này tương tự như ý nghĩa của “quy luật tài năng”. Những người càng có khả năng, trình độ cao thì sẽ càng cư xử khiêm tốn và ít phô trương. Tại sao họ không thể hiện mạnh mẽ và tự hào hơn? Bởi vì bản chất phổ biến một sự thật rằng “các khía cạnh của vấn đề phải được nhìn qua các mặt đối lập, nước đầy quá sẽ tràn, trăng tròn rồi sẽ khuyết”. Sự tà ác sẽ xuất hiện cùng lúc với niềm tự mãn.
Những người càng khôn ngoan hay có năng lực, họ càng hiểu được rằng kiêu ngạo chỉ khiến mọi người lùi bước, và sự khiêm tốn khiến mọi người tiến bộ, vì vậy họ hành động thận trọng, cư xử mềm mỏng, khiêm tốn và ít phô trương.
Người xưa có câu: “Một xô nước không rung lắc, nửa thùng nước lại kêu leng keng” và nói: “Nổi trên mặt nước chỉ là cá tôm nhỏ, những con cá lớn thực sự đang chìm dưới cùng.” Đó là những câu tục ngữ ý nghĩa về sự khôn ngoan của những người càng có khả năng, càng tài giỏi thì họ càng khiêm tốn và ít phô trương.
Trang Tử từng nói: “Đời ta hữu hạn, mà tri thức thì vô hạn”. Người có nhận thức càng kém, càng thích giả vờ. Người có nhận thức càng cao, càng thích khiêm tốn.
Trong cuộc sống, dù một người có ưu tú và mạnh mẽ đến đâu, dù có bao nhiêu tài nguyên và quan hệ, thì vẫn luôn có người giỏi hơn mình. Nước lặng chảy sâu, người càng có năng lực, càng không thích thể hiện bản thân trong đám đông, càng không thích khoe khoang.
Ngược lại, họ có thể khiến bản thân ngày càng khiêm tốn, ngày càng khiêm nhường, không bao giờ đối đầu với người khác, và luôn biết chấp nhận mọi thứ xảy ra.
Như vậy, họ có thể lặng lẽ sống cuộc sống mình yêu thích trong năm tháng, làm những điều mình thích, yêu những người mình yêu. Cuối cùng, họ âm thầm nâng cao nhận thức, sống thật với chính mình, đối mặt với thế giới này một cách chân thật, không bao giờ giả vờ. Tránh để tự chuốc lấy sự sỉ nhục, lãng phí cuộc sống, khiến bản thân ngày càng nhiều tiếc nuối.
Người khiêm tốn cho dù là đối nhân xử thế hay những sách lược trong công việc thì luôn che giấu những sự thâm sâu của họ, nhưng vẫn có thể ra những quyết định mang tính đột phá khi nguy kịch, để giải quyết vấn đề. Người mạnh mẽ thực sự luôn muốn nép mình, tùy cơ mà ứng biến, trước mặt người khác có thể biểu hiện như người ngốc nghếch, đó chính là che giấu bản thân, không để lộ tài năng thì cũng không để lộ sơ hở, nhưng có thể làm bất ngờ người đối diện.
Kẻ mạnh thực sự thường cao thâm khó lường và không thể đoán biết được họ đang nghĩ gì. Họ âm thầm và chăm chỉ làm việc một cách cô đơn và chỉ khi thành công mới nói ra ngoài. Khiêm tốn là một dưỡng tu dưỡng bản thân và cũng là một phương thức của thành công. Muốn thành công phải hiểu được thế nào là nhượng bộ, khiêm tốn mà làm người, là kẻ thắng nhưng không ngừng học hỏi từ đối thủ và càng ngày càng cải thiện bản thân mình trở nên mạnh mẽ hơn.
Những người điềm tĩnh và trưởng thành, họ khiêm tốn và không kiêu ngạo, cư xử đúng mực và làm việc chuyên nghiệp, mang lại cho mọi người cảm giác tuyệt vời, vì vậy họ đáng tin cậy và xứng đáng được giao nhiệm vụ hơn. Nếu chúng ta có thể đọc “quy luật tài năng” – những người càng có năng lực, càng khiêm tốn và nỗ lực hơn trong cuộc sống càng sớm càng tốt, khả năng hiểu người và hiểu xã hội của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều!
Đăng Dũng tổng hợp
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này