Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số

Trong thế giới ngập tràn những thông tin như hiện nay, công nghệ phát triển như vũ bão, làm thế nào để rèn luyện cho con em của chúng ta định vị được bản thân? Hiệu ứng Mozart – âm nhạc cổ điển lợi ích cho trẻ em Bí mật sức khoẻ và trường thọ […]

Tháng 11 27, 2024 - 11:00
 0  10
Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số

Trong thế giới ngập tràn những thông tin như hiện nay, công nghệ phát triển như vũ bão, làm thế nào để rèn luyện cho con em của chúng ta định vị được bản thân?

Kỹ năng tư duy

Có những gia đình bố đi xe ôm cả đời để nuôi con ăn học nhưng con ra trường lại đi làm nghề xe ôm cạnh tranh với bố. Những tháng năm lao lực của bố lại được nhìn thấy đứa con của mình trở thành đồng nghiệp bên mình sớm tối. Chẳng biết cậu sinh viên ấy có buồn khi nghe được tâm sự ấy từ người sinh thành ra cậu.

Bạn biết câu trả lời là gì không? Điều gì để con bạn định vị được mình, khác biệt với những người khác, vượt xa AI, vượt xa robot cao cấp…Nó nằm ở kỹ năng tư duy, mà điển hình của nó chính là kỹ năng tập trung cao độ và kỹ năng làm việc chuyên sâu.

Hiện tại rất nhiều bạn không có kỹ năng này, chúng ta thường không đủ kiên nhẫn để đọc hết được một bài viết dài. Trong khi chính bài viết đó mới giúp chúng ta có được những luồng kiến thức bài bản và hệ thống, nhằm phục vụ cho công việc, cho học tập và những lĩnh vực mà chúng ta quan tâm.

Trong một năm nếu bạn làm việc gì cũng tập trung cao độ, nghiên cứu việc gì cũng tập trung hết sức, lúc nào cũng dành thời gian đào sâu, mở rộng thì bạn sẽ phát triển lên một tầm cao mới.

Bạn không cần phải chú ý khi bị người ta nói dở hơi vì lúc nào cũng đọc sách, ra trường rồi còn học…nhưng sau này nhờ quá trình học hỏi, tích lũy ấy bạn sẽ tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc, và thành công đúng nghĩa.

Vậy nên bạn phải làm những điều khác biệt, những điều mà số đông không bao giờ làm ấy, bạn mới trở thành người không ai thay thế được. Và muốn con bạn làm chủ được kỹ năng tư duy, kỹ năng tập trung cao độ thì phương án đơn giản nhất, dễ làm nhất mà tiết kiệm chi phí nhất chính là RÈN CHO CON THÓI QUEN ĐỌC SÁCH.

Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số
Rèn cho con thói quen đọc sách (Ảnh minh họa)

Bởi khi đọc sách là lúc não bộ của con cũng phải tư duy, phải tưởng tượng, phải tự phản biện và tự đặt ra câu hỏi cho chính mình. Đó cũng chính là cách nâng cao sự tập trung, giúp não bộ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Não càng được tập luyện càng khỏe thì hoạt động càng tốt.

Khi bạn hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng tư duy, kỹ năng tập trung cao độ. Bạn sẽ biết cách phải đồng hành và nuôi dạy con sao cho hiệu quả.

Bạn sẽ không bắt con đi học thêm liên tục cả đêm lẫn ngày chỉ để đạt danh hiệu, thành tích trên trường nữa. Mà khi đó bạn sẽ cùng con đọc sách, thảo luận về những chủ đề thú vị mà (cha) mẹ con đã học được.

Bạn sẽ được tận hưởng những phút giây tuyệt vời bên con của mình thay vì căng thẳng, mệt mỏi.

Trẻ đi học thêm nhiều thì chỉ liên tục nghe những lời thúc giục của cha mẹ, của thầy cô về việc làm bài, luyện đề, học thuộc…thì sẽ không có thời gian cho não bộ của con được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng để sáng tạo, tư duy.

Phương pháp rèn luyện thói quen đọc sách

Đến đây có bạn sẽ hỏi vậy làm thế nào để tạo động lực cho con và rèn con đọc sách? Tôi cũng từng làm rồi nhưng được vài hôm lại thôi, con lại đâu vào đấy, rồi tôi kệ…Vậy bạn hãy tham khảo theo chia sẻ dưới đây nhé.

Làm gương cho con, mỗi ngày 10 – 15 phút cũng được, nhưng cha mẹ nhất định phải đọc, đọc để cho con thấy lời nói và hành động của cha mẹ là đồng nhất. Đọc sách giúp bạn đào sâu kiến thức hơn và tìm ra được những điều thú vị để trò chuyện với bé con của mình.

Bạn cần tạo môi trường cho con. Môi trường ở đây chính là vây quanh con bằng những cuốn sách thú vị chứ không phải chiếc tivi to hay cái ipad lớn.

Trao đổi, trò chuyện với con. Thường xuyên kể cho con nghe những điều bạn thích và cảm thấy tâm đắc. Thói quen trò chuyện với con từ trong bụng giúp con tư duy ngôn ngữ tốt hơn và luôn giữ thói quen hữu ích này.

Sưu tầm những tấm gương về những người thành công nhờ việc đọc sách, hay những câu châm ngôn thú vị, đặc sắc, bạn có thể treo lên chỗ bàn học của cả gia đình để tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của con.

Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số
Thường xuyên kể cho con nghe những điều bạn thích và cảm thấy tâm đắc (Ảnh minh họa)

Khen ai đó, hãy tìm những nhân vật điển hình xung quanh cuộc sống của bạn và con, để khích lệ con nên làm như họ, cha mẹ tin con cũng đạt được những thành tựu như thế. Hãy nhớ khích lệ, động viên con chứ đừng chế giễu con.

Hãy tạo cho con sự thoải mái, và cảm giác yêu thích khi đọc sách chứ không phải áp lực hay một việc hễ nghĩ đến đã mất cảm xúc vui vẻ.

RÈN CHO CON ĐỌC SÁCH Ở CÁC LỨA TUỔI

  • Đối với các bé dưới 6 tuổi:

Cha mẹ chỉ cần cho con làm quen với sách, tương tác với con qua những hình ảnh, chứ chưa cần tập trung quá sâu vào nội dung. Nếu những bé nào đã quen với những hình ảnh và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nội dung cha mẹ có thể đào sâu vào.

Đặc biệt ở các bé dưới 6 tuổi cha mẹ hãy hóa thân thành những nhân vật với sự hài hước để tạo sự vui vẻ, yêu thích cho con. Để con thấy rằng đọc sách là để tận hưởng chứ không phải áp lực hay căng thẳng. Ở độ tuổi này cha mẹ nên rèn cho con đi ngủ đúng giờ, đọc sách cho con trước khi con đi ngủ để giúp con có một giấc mơ đẹp.

  • Đối với các bé tiểu học:

Cha mẹ hãy cho con lựa chọn những chủ đề con thích, cùng con đọc và chia sẻ cảm nhận. Một số cuốn sách rất hay như “Heidi”, “người bà tài giỏi Saga”, “hoàng tử bé”, “công chúa nhỏ”, “totochan bên cửa sổ”….nếu để mình con đọc chắc chắn con sẽ nhanh nản vì sách hơi dày so với khả năng của con.

Khi ấy cha mẹ sẽ hoá thân thành một người bạn để cùng con đọc sách. Con đọc một phần, mình đọc một phần, mỗi tối đọc từ 20-30 phút trước khi đi ngủ. Còn những thể loại con thích như sách mỏng có tranh, con sẽ chủ động đọc những lúc được giải lao hoặc khi chờ mẹ nấu cơm xong.

  • Đối với các bé cấp hai, cấp ba:

Độ tuổi này cha mẹ không thể ép được con mà phải kết nối với con trước, sau đó tạo động lực cho con và giúp con rèn luyện được thói quen đọc sách.

Độ tuổi này cha mẹ thường có một cách nghĩ sai lầm đó là cho con làm xong hết các bài tập trên trường rồi tính. Đọc sách không quan trọng bằng việc hoàn thành bài vở, lâu dần chẳng bao giờ thấy con trẻ đọc. Vì chúng ta sẽ liên tục có lý do để chối bỏ, và trì hoãn. Vậy nên chính cha mẹ phải nhận ra để dẫn dắt và đồng hành cùng con.

Hãy bắt đầu kết nối với con bằng việc nhờ con nhắc cha mẹ việc đọc sách, con sẽ thấy sự hiện hữu của việc đọc sách trong tâm trí mình. Lâu dần con sẽ thấy việc đọc sách nó cũng đơn giản như việc hát một bài hát, hay xem một video ca nhạc.

Để con không chạy theo xu hướng hiện đại nên ưu tiên cho con xem, nghe các câu chuyện về VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG, nhân sinh cảm ngộ có thể kết nối gia đình tốt hơn.

Rèn luyện sự chú tâm cho con trong thời đại số
(Ảnh chụp màn hình: Minhchantuong)

Cha mẹ hãy áp dụng phương pháp Kaizen của Nhật. Đó chính là làm từng xíu một, ít đến mức không thể thất bại, nhưng phải làm một cách liên tục, đều đặn mỗi ngày. Chẳng hạn như việc đọc sách, không cần đọc nhiều, ngày hai phút đọc cũng được nhưng hãy nhớ hôm nào cứ đến giờ đó là lấy sách ra đọc.

Xong 2 phút là dừng, không đọc nữa, 1 tháng sau, não bộ của bạn đã quen với giờ đó là đọc sách, và sau này bạn có tăng dần thời gian lên thì nó vẫn rất hiệu quả. Não bộ của bạn sẽ không từ chối mà hoàn toàn chấp nhận, vì nó tạo thành thói quen mất rồi.

Thời gian nhàn rỗi quý giá

Nếu ta không có chiến lược để tận hưởng khoảng thời gian nhàn rỗi ta sẽ đánh mất khoảng thời gian quý giá này do thiếu mục tiêu và sự tập trung. Chúng ta phải nhớ rằng sự thành công hay thất bại của một người luôn nằm ở việc tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi như thế nào.

Người biết dùng nó để phục vụ cho sở thích của bản thân như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi thể thao hoặc chơi một loại công cụ nào đó sẽ học thêm được rất nhiều kỹ năng mới. Chính kỹ năng này giúp họ vượt qua được những thử thách mới trong cuộc sống và định vị được bản thân.

Ngược lại người thường dùng khoảng thời gian nhàn rỗi để tiêu thụ những sản phẩm giải trí thụ động sẽ trở nên mụ mị, èo uột, mông muội. Lâu dần sẽ đánh mất ý chí, quyết tâm và sự khao khát vươn lên từ bên trong.

Đừng để bé con của chúng ta rơi vào tình trạng này. Hãy luôn thảo luận với con về cách để tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để học thêm những kỹ năng mới. Biến nó thành chiến lược đúng đắn, hiệu quả trong gia đình. Lập trình từ bé cho con cũng như các thành viên khác.

(Tổng hợp)

Bạn nghĩ thế nào về bài viết này

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

24htaiwan Chúng Tôi lược dịch và tổng hợp những thông tin trên mạng , đôi khi sẽ sao chép những thông tin hữu ích cho người Việt tại Đài Loan . Mọi ý kiến về bản quyền vui lòng nhắn tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ xử lý trong vòng 24h .