Tại sao Lý Thế Dân lại tôn thờ Trương Phi chứ không phải là Triệu Vân?

Nhà Đường là một trong những triều đại cai trị hùng mạnh và thịnh vượng bậc nhất của tộc người Hoa Hạ. Nhất là vào thời kỳ “Trinh Quán chi trị” của Đường Thái Tông – một quân vương kiểu mẫu cho các quân vương đời sau học tập. Như vậy, việc ông tôn thờ […]

Tháng 10 23, 2024 - 11:00
 0  12
Tại sao Lý Thế Dân lại tôn thờ Trương Phi chứ không phải là Triệu Vân?

Nhà Đường là một trong những triều đại cai trị hùng mạnh và thịnh vượng bậc nhất của tộc người Hoa Hạ. Nhất là vào thời kỳ “Trinh Quán chi trị” của Đường Thái Tông – một quân vương kiểu mẫu cho các quân vương đời sau học tập. Như vậy, việc ông tôn thờ Trương Phi chứ không phải Triệu Vân trong vũ miếu nhất định có lý do chính đáng.

Vũ miếu nhà Đường

Trong “Binh pháp Tôn Tử” có câu: “Nhà binh là việc đại sự, là đạo tồn vong của quốc gia, không thể không hiểu rõ”. Từ xa xưa, các hoàng đế dẫu cai trị vào thời bình nhưng chưa từng ngừng phát triển võ bị.

Theo “Đường hội yếu”, khi Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lên nắm quyền, thiên hạ không nghe thấy binh biến; nhưng sợ quân quên trận dẫn đến nguy hiểm nên vào mỗi mùa thu, các võ tướng từ các châu khác nhau sẽ đến miếu Khương Thái Công tham gia khảo thí võ thuật. 

Vào năm đầu tiên nhà Nguyên, thiên tử Đại Đường hạ chiếu truy phong cho Khương Tử Nha là Vũ Thành Vương. Từ đó miếu Khương Thái Công được đổi tên là miếu Vũ Thành Vương. Ban đầu vũ miếu tạc tượng mười danh tướng, trong đó có Trương Lương ngồi hai bên tả hữu. Vào năm thứ ba kể từ khi Hoàng đế Đường Đức Tông đăng cơ, trong vũ miếu có tất thảy 64 vị danh tướng được thờ tự.

Hai dũng tướng thời Tam Quốc là Quan Vũ và Trương Phi cũng được chọn vào thờ trong võ miếu. Trong ấn tượng của mọi người, Thục Hán có Ngũ Hổ tướng, nhưng gia tộc Lý Thế Dân chỉ chọn hai võ tướng là Quan Vũ và Trương Phi để thờ ở vũ miếu. Nguyên nhân rất đơn giản, bởi lúc đó tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” chưa xuất hiện, hoàng đế và các triều thần của gia tộc Lý Thế Dân không biết nhiều đến Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Hình ảnh các danh tướng Tam Quốc trong tâm trí họ đều xuất phát từ chính sử “Tam Quốc chí”. Việc họ lựa chọn nhân vật để thờ cúng trong võ miếu đều dựa trên công lao của họ được ghi trong chính sử.

Đường Thái Tông chỉ thờ ba danh tướng nhà Thục Hán trong vũ miếu

Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về các vị tướng nhà Thục Hán được người nhà Đường thờ trong võ miếu. Đầu tiên phải nói về đệ nhất danh tướng Gia Cát Lượng, ông là vị tướng giỏi chỉ huy trận mạc. Gia Cát Lượng thường được người ngày nay biết đến với vai trò một mưu sĩ. Tuy nhiên, trong lịch sử chính thống, ông được truy phong là Vũ Hầu.

Lời giải thích về chữ “vũ” trong “Thụy pháp biểu” như sau: “Mạnh mẽ và thẳng thắn thì gọi là vũ, uy vũ và đạo đức được gọi là vũ, khắc chế họa loạn gọi là vũ, trừng trị tội phạm được gọi là vũ, tán dương chí hướng gọi là vũ.” Trong mắt người nhà Đường, Gia Cát Lượng là người đạt được nhiều chiến công về quân sự hơn tất cả các tướng lĩnh dưới trướng của mình. 

Tại sao Lý Thế Dân lại tôn thờ Trương Phi chứ không phải là Triệu Vân?
Ảnh: Danviet.

Kể từ khi Lưu Bị băng hà, Gia Cát Lượng đã chiến đấu gần như liên tục. Ông dẹp yên cuộc nổi dậy ở miền nam Tân Cương và sau đó chỉ huy bắc phạt. Ngoài những chiến công quân sự, Gia Cát Lượng còn có những thành tựu nổi bật về lý luận quân sự. Lý Thế Dân và Lý Tĩnh đều đánh giá cao “Bát trận đồ” của ông.

Địa vị của Gia Cát Lượng vào thời Đường rất cao nên việc ông được thờ trong vũ miếu là điều đương nhiên. Quan Vũ và Trương Phi cũng nằm trong số 72 vị tướng được thờ trong vũ miếu. Cả hai đều là những tướng quân quan trọng của Lưu Bị, và cả hai đều có những chiến công quân sự xuất sắc.

Tại sao Lý Thế Dân lại tôn thờ Trương Phi chứ không phải là Triệu Vân?
Ảnh: Danviet.

Trương Phi thắng trận Đãng Cừ uy chấn thiên hạ. Tại đây ông đã đánh bại một trong Ngũ Hổ Lương Tướng nhà Ngụy là Trương Cáp. Quan Vũ thì có trận Tương – Phàn rung chuyển Hoa Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Đó là nơi ông bắt sống Vu Cấm, “giả tiết việt” duy nhất trong số năm mãnh tướng của Tào Tháo.

Tiếp theo, hãy nói về lý do tại sao Mã Siêu, Triệu Vân và Hoàng Trung không được thờ trong vũ miếu nhà Đường. Chính sử “Tam Quốc chí” ghi lại rằng, Mã Siêu hung hăng tung quân tấn công Tào Tháo nên bại trận. Điều đó khiến cả gia đình ông bị Tào Tháo giết chết. Vào thời cổ đại khi thiên tử trị quốc theo đạo hiếu, Mã Siêu bị coi là đứa con bất hiếu, hành vi xấu và thậm chí không cần cha ruột của mình.

Hình tượng Hoàng Trung trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” và chính sử “Tam Quốc chí” không khác nhau nhiều. Ông chết vì bệnh tật ngay sau khi chém chết Hạ Hầu Uyên.

Có một sự khác biệt cần hiểu rõ giữa việc Hoàng Trung chặt đầu Hạ Hậu Uyên và Trương Phi đánh bại Trương Cáp. Trận Đãng Cừ là trận đấu trực diện của hai tướng quân, trong khi việc Hoàng Trung chặt đầu Hạ Hầu Uyên chỉ là một chiến thắng trong một trận chiến cục bộ. 

Ngoài ra, ngoại trừ việc giết Hạ Hầu Uyên, Hoàng Trung không có chiến thắng nào gây ấn tượng. So với Hoàng Trung thì Triệu Vân mới chính là một trong những nhân vật được ca ngợi trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, cùng Quan Vũ và Trương Phi, Triệu Vân cũng là một trong Ngũ Hổ tướng của nhà Thục Hán được tác giả hết lời tán thán. Tuy nhiên, xét về mặt lịch sử, Triệu Vân không có cơ hội đứng ra lo việc quân cho đến khi Gia Cát Lượng tiến hành bắc phạt. 

Với tư cách là chỉ huy quân đội trong bắc phạt, Triệu Vân đã dẫn hàng nghìn binh lính già yếu để đấu với đội quân đông đảo mạnh mẽ của Tào Chấn. Đó là trận chiến khá nổi tiếng tại Cơ Cốc. Mặc dù Triệu Vân không bị đánh bại nhưng ông đã phải rút quân tránh tổn thất. Với địa vị của Triệu Vân trong chính sử, ông không thể đứng vào hàng ngũ danh tướng trong vũ miếu.

Gia Cát Lượng là một trong mười danh tướng nổi bật nhất trong vũ miếu là xứng đáng, và địa vị danh tướng của Quan Vũ -Trương Phi cũng rất xứng đáng.

Tại sao Lý Thế Dân lại tôn thờ Trương Phi chứ không phải là Triệu Vân?
Ảnh: CafeF.

Từ việc Khương Tử Nha là nhân vật đứng tên võ miếu, và mười danh tướng đều được lịch đại hoàng đế cổ đại công nhận là những tướng quân trí lực võ lực trọng yếu. Điều này cũng có thể được xác nhận qua các đề thi của “vũ khoa cử” cổ xưa. Môn thi chính của kỳ thi võ thuật cổ xưa không phải là võ thuật mà là binh pháp. “Vũ khoa cử” chủ yếu khảo thí trí lực của quân, tất nhiên bao gồm cả thể lực. 

Đối với các học viện quân sự hiện đại, chỉ số chính để kiểm tra và giảng dạy học viên cũng là trí tuệ. Mặc dù thiện xạ và kỹ năng chiến đấu là những môn học bắt buộc, nhưng vai trò của chúng lại kém quan trọng hơn so với trí lực.

Chiến tranh không phải là một cuộc chiến tập thể hỗn độn. Vai trò của người có tài hoạch định chiến lược vượt trội hơn người có tài năng chỉ huy, và vai trò của người có tài năng chỉ huy quan trọng hơn người dũng cảm. Điều này đúng ở mọi thời điểm. Đây là lý do tại sao địa vị của các “trí tướng” trong vũ miếu nhà Đường lại vượt qua các “dũng tướng”.

Nguồn: Soundofhope (Lý Tĩnh Nhu).

Bạn nghĩ thế nào về bài viết này

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

24htaiwan Chúng Tôi lược dịch và tổng hợp những thông tin trên mạng , đôi khi sẽ sao chép những thông tin hữu ích cho người Việt tại Đài Loan . Mọi ý kiến về bản quyền vui lòng nhắn tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ xử lý trong vòng 24h .