Hai kỳ nhân trong Tam Quốc Chí: Một người tiên tri Gia Cát Lượng kết thúc, một người thì học trò của ông đã giết chết Bàng Thống

Trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’, ngoài những nhân vật anh hùng thường xuyên xuất hiện như quân chủ, mưu sĩ, danh tướng; còn có một lớp nhân vật khác hầu như chỉ ở phía sau ‘cánh gà’. Tuy nhiên, người xưa có câu “cao nhân bất lộ tướng”, họ bởi vì nhìn thấu thời cơ […]

Tháng 10 7, 2024 - 14:00
 0  4
Hai kỳ nhân trong Tam Quốc Chí: Một người tiên tri Gia Cát Lượng kết thúc, một người thì học trò của ông đã giết chết Bàng Thống

Trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’, ngoài những nhân vật anh hùng thường xuyên xuất hiện như quân chủ, mưu sĩ, danh tướng; còn có một lớp nhân vật khác hầu như chỉ ở phía sau ‘cánh gà’. Tuy nhiên, người xưa có câu “cao nhân bất lộ tướng”, họ bởi vì nhìn thấu thời cơ thống nhất thiên hạ còn chưa chín mồi nên không xuất sơn, không trực tiếp tham dự màn kịch thời Tam Quốc.

Trong lịch sử, thời Tam Quốc là một thời đại vô cùng đặc sắc với những chiến sự đầy kịch tính. Ở thời kỳ này, nhân tài và anh hùng tứ phương cùng nhau tranh bá chủ thiên hạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do, vào cuối thời Đông Hán, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hoàng thất và các đại thần trong triều quá gay gắt. 

Vào thời điểm này, các lực lượng muốn ly khai sự cai trị của các thế lực thống trị lần lượt nổi lên. Họ đã thu hút rất nhiều nhân tài từ các địa phương, khiến cho sức mạnh của họ ngày càng lớn mạnh. 

Mưu sĩ có năng lực kém cỏi nhất thời Tam Quốc, cũng may Tôn Quyền không trọng dụng, nếu không Đông Ngô đã sớm bị xóa sổ
(ảnh: Danviet).

Xã hội đã thay đổi từ tập trung quyền lực về quốc gia sang các địa phương. Do tính độc lập nên chính quyền địa phương gặp thuận lợi hơn trong việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Bởi vậy, nhân tài kiệt xuất thời kỳ này được phát hiện nhiều vô kể. Ví như như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Chu Du, Quan Vũ, Tào Tháo và các danh nhân khác. Số đó nhiều không đếm xuể.

Ngoài những bậc anh hùng cái thế này, còn có hai bậc thầy khác. Một trong số họ đã nhìn thấu quãng thời gian binh biến khó khăn của Tam Quốc. Ông đã tiên đoán chính xác về thành công, sự kết thúc của Gia Cát Lượng. Người này là ai? 

 Tư Mã Huy

Tư Mã Huy là một danh sĩ thời Đông Hán. Ông rất nổi tiếng ở Dĩnh Xuyên và mọi người kính cẩn gọi ông là Kính Thuỷ tiên sinh. Tư Mã Huy sống mai danh ẩn tích, tu luyện trên núi. Nhiều người muốn ông xuất sơn, trong số đó có Lưu Biểu. Ông ta đặc biệt thân chinh đến thăm vị tiên sinh này nhưng đều bị từ chối. Tư Mã Huy là người không màng đến danh lợi, không bận tâm thế sự. 

aaaaaaaaaaaaaa 7 3
Mai danh ẩn tích, không màng thế sự (ảnh minh hoạ: Aboluowang).

Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản sự nhiệt tình tìm kiếm của mọi người. Bởi vì Tư Mã Huy biết quá nhiều; từ những bí ẩn của đạo giáo, đến cách điều hành một quốc gia; từ những khả năng thần bí, đến khả năng đáng kinh ngạc về quân sự. 

Tương truyền, Bàng Thống rất ngưỡng mộ Tư Mã Huy. Ông đã khởi hành một chuyến đi để bái kiến. Tư Mã Huy cũng là người đã tiến cử Gia Cát Lượng và Bàng Thống cho Lưu Bị. 

Tuy không gia nhập thế tục, nhưng ông đã sớm nhìn thấy xu thế tất yếu của của Trung Nguyên. Ông biết Gia Cát Lượng sẽ theo phò tá Lưu Bị, nên đã suy luận từ rất sớm về tương lai của người này như sau: “Tuy đắc kỳ chủ, bất đắc kỳ thời” (Tạm dịch là: dù có được chủ nhưng chưa phải lúc). Và những sự kiện thực sự diễn ra trong lịch sử đã minh chứng cho lời Tư Mã Huy đã nói.

Người biết trước lý tưởng của Lưu bị và Gia cát Lượng không thành

Với tư cách là một trưởng lão từng đọc vô số kinh thư kim cổ, Tư Mã Huy khá xem trọng Lưu Bị. Trong mắt ông, Gia Cát Lượng và Lưu Bị là một cặp bài rất phù hợp, cho nên ông nói Gia Cát Lượng “có được chủ”. 

Trước khi theo Lưu Bị Gia Cát Lượng là người như thế nào?
Lưu Bị và Gia Cát Lựợng(ảnh: Danviet).

Tuy nhiên, dù Gia Cát Lượng có tài giỏi đến đâu thì Lưu Bị cũng khó thực hiện được lý tưởng của mình. Lưu Bị đã sử dụng ngọn cờ “Khuông phù Hán thất” (chỉnh sửa, phù trợ nhà Hán) trong nhiều năm, nhưng xét về tình hình chung của đại cuộc, điều này đã tạo ra một trở ngại lớn cho Lưu Bị.

Lúc đó, Tào Tháo và Tôn Quyền đều không muốn nhà Hán tiếp tục làm chủ giang sơn, cho nên chắc chắn Lưu Bị đã đặt mình vào thế đối lập với Tào Ngụy và Đông Ngô. 

Ngoài ra, sau khi chiến tranh bùng nổ, các lãnh chúa địa phương và các gia tộc quyền quý được hưởng lợi nhiều nhất. Họ không thể phát triển trong thời bình. Nhưng trong thời chiến loạn, họ có thể trở thành chủ nhân đằng sau một số thế lực. 

Ví dụ, đằng sau sự phát triển mạnh mẽ của nước Ngụy là tầng lớp quý tộc. Sự thống nhất Tam Quốc không thể đạt được nếu nhà Tào Ngụy không có sự giúp đỡ và kiểm soát của quý tộc. 

Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Vua nhà Tào Nguỵ (ảnh: Baokhoahocvaphattrien).

Khi Lưu Bị muốn khôi phục nhà Hán, ông đã đặt mình vào phe đối lập với quý tộc. Vì vậy, Gia Cát Lượng dù có kết hợp với Lưu Bị cũng không có khả năng chống lại thế lực hùng mạnh này. Gia Cát Lượng cho dù có bản lĩnh thì cuối cùng cũng sẽ chết vì sức cùng lực kiệt.

Mặc dù Tư Mã Huy đã nhìn thấy kết cục của “Ngoạ Long” Gia Cát Lượng, nhưng cái chết của “Phượng Sồ” Bàng Thống nằm ngoài dự đoán của ông. Bởi vì ông đã bỏ qua một người xa lạ khác, người này chính là người được truyền tụng rộng rãi trong dân gian; ông được gọi là “Bồng Lai Thương Thần Tản Nhân” Đồng Uyên. 

Ba vị đệ tử của Đồng Uyên

Trong thời kỳ Tam Quốc, có vô số danh tướng trên chiến trường như Lưu Bị, Quan Vũ, Điển Vi, Triệu Vân v.v. Họ đều là những tướng hung dữ bẩm sinh, nhưng xét về sức mạnh chiến đấu thuần tuý, không ai trong số họ giỏi bằng Đồng Uyên. Ông có thể một mình quét sạch cả một đội quân. Và thế mạnh của Đồng Uyên là ông có khả năng dạy lại cho học trò kỹ năng của mình. 

Học trò lớn của ông là Trương Nhậm. Tuy Trương Nhậm không phải là tướng quân hàng đầu của Tam Quốc, nhưng binh lực cá nhân của người này rất đáng sợ. Trương Nhậm là tướng dưới trướng của Lưu Chương và là người đã bắn chết Bàng Thống ở gò Lạc Phượng.

8 võ tướng trung thành bậc nhất Tam Quốc diễn nghĩa: Quan Vũ số 2, ai số 1? - Ảnh 3.
Trương Nhậm trên màn ảnh (ảnh: Danviet).

Bàng Thống đã qua đời trước khi kịp thể hiện khả năng của mình. Khi nhận được tin dữ, Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều rơi nước mắt. Trương Nhậm tuy mạnh nhưng danh tiếng không lẫy lừng. So về “danh”, hai người đồ đệ khác của Đồng Uyên vô cùng nổi tiếng trong lịch sử. 

Người đệ tử thứ hai của ông là Trương Tú, vị tướng quân suýt giết chết Tào Tháo. Trương Tú là thuộc hạ của Tào Tháo, vì tài thiện xạ siêu phàm, ông được mệnh danh là “Bắc Thương Vương”.

Mãnh tướng suýt lấy đầu Tào Tháo, có cái chết bí ẩn
Trương Tú suýt giết chết Tào Tháo (ảnh: Danviet).

Tuy nhiên, Tào Tháo đã khiến Trương Tú bất mãn vì ông đã ép thiếp của Trương Tế, tức thím của Trương Tú làm thiếp của mình; đồng thời Tào Tháo lại lôi kéo bộ tướng Hồ Xa Nhi dưới trướng ông. Nên Trương Tú quyết định phản lại Tào Tháo.

Ông đã phát động một cuộc tấn công vào Tào Tháo trong đêm. Trong trận chiến đó, cả con trai cả của Tào Tháo là Tào Anh và vị tướng yêu thích của ông là Điển Vi đều chết trong tay Trương Tú.

 Có người từng nói, xếp hạng sức chiến đấu của Trương Tú có thể đứng đầu trong top 5 danh tướng Tam Quốc. Chí ít ông có thể nổi danh như Điển Vi.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, vị đệ tử nổi tiếng nhất của Đồng Uyên còn lợi hại hơn: Triệu Vân. Ngay cả Tào Tháo cũng thở dài rằng, nếu có được Triệu Vân, ông ta có thể hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy Tào Tháo ngưỡng mộ Triệu Vân đến mức nào. Triệu Vân cũng là rào cản duy nhất của ông ta ở nước Thục. 

Tài không thua Quan Vũ, Trương Phi, vì sao Triệu Vân không được Lưu Bị phong chức cao?
Triệu Vân (ảnh: Danviet).

Sau khi Chu Du qua đời, Gia Cát Lượng đến chia buồn. Triệu Vân đã một mình chấn áp tướng lĩnh nước Ngô. Mặc dù Trương Nhậm đã giết Bàng Thống và giáng một đòn mạnh vào quân Thục; nhưng một người đệ tử khác của Đồng Uyên chính là Triệu Vân, ông là vị tướng tốt đã bù đắp lại cho sự mất mát của nước Thục.

Bởi vì trong ba đệ tử của Đồng Uyên, chỉ có Triệu Vân học được tinh hoa của đời người, giá trị võ lực vượt xa hai đệ tử còn lại. Điều này có thể thấy được từ chi tiết Triệu Vân đã giết chết Trương Tú.

Đến đệ tử của Đồng Uyên còn tài giỏi như thế, thì ông ta còn mạnh đến mức nào?

Tư Mã Huy và Đồng Uyên là những nhân sĩ chân chính thời Tam Quốc. Tuy chưa từng xuất quan nhưng họ có ảnh hưởng nhất định đến cục diện chính trị thời Tam Quốc. Nếu không phải sinh vào thời loạn, để tránh đủ thứ phiền phức, thì họ nhất định sẽ trở thành bậc hiền đức, tướng lĩnh trị quốc. 

Nguồn: soundofhope.

Bạn nghĩ thế nào về bài viết này

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

24htaiwan Chúng Tôi lược dịch và tổng hợp những thông tin trên mạng , đôi khi sẽ sao chép những thông tin hữu ích cho người Việt tại Đài Loan . Mọi ý kiến về bản quyền vui lòng nhắn tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ xử lý trong vòng 24h .