Làm người, thật sự phải biết điểm dừng

Mạc Ngôn từng nói: “Làm người, làm việc cần phải có chừng mực, biết điểm dừng mới có thể tránh được tai họa.” Trong cuộc sống, nếu một người có thể biết điểm dừng trong mọi việc lớn nhỏ thì rất nhiều tai họa sẽ không xảy ra trong đời họ. Quản Trọng đã từng […]

Tháng 12 4, 2024 - 12:00
 0  5
Làm người, thật sự phải biết điểm dừng

Mạc Ngôn từng nói: “Làm người, làm việc cần phải có chừng mực, biết điểm dừng mới có thể tránh được tai họa.” Trong cuộc sống, nếu một người có thể biết điểm dừng trong mọi việc lớn nhỏ thì rất nhiều tai họa sẽ không xảy ra trong đời họ.

Quản Trọng đã từng nói: “Thiên đạo chi số, chí tắc phản, thịnh tắc suy.” Xu hướng của vạn sự vạn vật đều nằm trong một phạm vi nhất định, một khi vượt ra khỏi phạm vi này, có khả năng sẽ đi đến mặt trái.

Thế gian là vậy, làm người cũng vậy. Làm người nếu không biết chừa lại đường lui, không biết điểm dừng thích hợp, như vậy cũng sẽ khiến cho nhân sinh của chính mình đi đến một cực đoan tồi tệ.

Nhưng nếu một người đối nhân xử thế có thể nằm trong giới hạn, không vượt ra ngoài phạm vi, vậy thì nhân sinh của người này nhất định sẽ sống tiêu dao tự tại, thoải mái an nhàn, thậm chí có thể thành công hơn.

Đối với các mối quan hệ, hãy giữ khoảng cách

Người xưa có câu: “Quân tử chi giao đạm như thủy” – Tình bạn của người quân tử nhạt như nước. Quả thật, trạng thái tốt nhất trong các mối quan hệ giữa người với người chính là nhạt như nước.

Nếu mối quan hệ của bạn với một người nào đó quá nồng nhiệt, bạn rất dễ kiệt quệ bản thân vì đã đầu tư quá nhiều. Khoảng cách quá gần cũng dễ sinh ra ma sát và mâu thuẫn, cuối cùng không những mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn mà còn vô hình chung tạo thêm gánh nặng cho cuộc sống của chính bạn.

Vì vậy, giữa người với người thực sự không cần thiết phải duy trì khoảng cách quá thân mật. Chúng ta sống trên đời này, có thể quản tốt bản thân mình đã là tốt lắm rồi. Đôi khi, khoảng cách quá gần không mang lại điều tốt đẹp cho cuộc sống mà ngược lại, nó còn thu hẹp không gian vốn dĩ thuộc về chúng ta.

Hàng ngày, chúng ta chắc chắn phải tiếp xúc, sống chung với đủ loại người, không thể tránh khỏi việc phát sinh mối liên hệ với họ, dần dần xích lại gần nhau. Vì vậy, chúng ta nhất định phải quản lý tốt ranh giới giữa bản thân và người khác. Hiểu rõ đâu là ranh giới của mối quan hệ, đừng vì sự mơ hồ mà gánh vác những trách nhiệm không nên có.

Quả đúng như vậy, làm người nhất định phải biết điểm dừng. Bất kể là với ai, trong hoàn cảnh nào, chỉ cần liên quan đến sự phát triển của mối quan hệ thì nhất định phải biết điểm dừng. Chỉ có như vậy, mối quan hệ giữa chúng ta và người khác mới có thể thoải mái, dễ chịu.

dabcf2e131af13c20bd94f9aa5d395b6
Bất kể là với ai, trong hoàn cảnh nào, chỉ cần liên quan đến sự phát triển của mối quan hệ thì nhất định phải biết điểm dừng. Nguồn ảnh: pinterest

Đối với xung đột, hãy chừa lại đường lui

Trong cuộc sống, việc chúng ta xảy ra xung đột với người khác gần như là chuyện thường tình. Là một việc thường xuyên xảy ra, nhưng mỗi người lại có cách xử lý khác nhau.

Đúng vậy, khi đối mặt với mâu thuẫn và xung đột, nếu chúng ta cứ khăng khăng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, bịt kín đường lui thì đó không chỉ là tổn thương người khác mà còn là tổn thương chính mình.

Trên thực tế, khi bạn làm việc quá tuyệt tình, bạn tưởng rằng mình đang thị uy đối phương, đang giữ thể diện cho bản thân. Nhưng bạn không biết rằng, kết quả cuối cùng sẽ không như bạn nghĩ. Cách làm việc quá quyết đoán chỉ khiến đối phương căm ghét và tính kế bạn trong lòng.

Khi mâu thuẫn xảy ra lần nữa, đối phương cũng sẽ không chừa đường lui cho bạn, họ cũng sẽ tìm cách khiến bạn mất mặt. Có câu nói rằng: “Anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng.” Nếu bạn có thể giữ thể diện, chừa đường lui cho đối phương thì đổi lại, đối phương cũng sẽ không tiếp tục ép người quá đáng mà sẽ tôn trọng bạn.

Có câu: “Lý lẽ đúng cũng đừng nên hùng hổ, có lý cũng nên tha thứ cho người khác.” Ngay cả khi chúng ta là người có lý, chúng ta cũng có thể lựa chọn tha thứ cho người khác. Làm như vậy không chỉ có thể tránh mâu thuẫn leo thang mà còn là thái độ biết điểm dừng của chúng ta khi đối mặt với xung đột.

Xét cho cùng, bất kỳ xung đột nào cứ tiếp diễn cũng đều không có ý nghĩa. Thay vì để nó ngày càng gay gắt, chi bằng linh hoạt một chút, biết điểm dừng, mâu thuẫn giữa hai bên cũng sẽ vì thế mà dần dần giảm bớt.

Biết điểm dừng, cuộc sống mới hanh thông

Mạc Ngôn từng nói: “Làm người, làm việc cần phải có chừng mực, biết điểm dừng mới có thể tránh được tai họa.” Trong cuộc sống, nếu một người có thể biết điểm dừng trong mọi việc lớn nhỏ thì rất nhiều tai họa sẽ không xảy ra trong đời họ.

Rất nhiều việc, nếu có thể nhận ra điều bất ổn kịp thời, hãy tự kiềm chế bản thân. Không để sự việc tiếp tục diễn biến theo chiều hướng mất kiểm soát, chúng ta mới có thể ngăn chặn thảm họa xảy ra.

Xét cho cùng, là người bình thường, cuộc sống của chúng ta không có quá nhiều cơ hội và khoảng trống để thử sai, để gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Học cách điểm dừng là chiếc phao cứu sinh tiện lợi nhất mà chúng ta có thể trang bị cho cuộc đời mình. Có chiếc phao này, mới có thể nắm bắt được chừng mực trong cách đối nhân xử thế, cuộc sống của chúng ta mới dễ dàng thuận buồm xuôi gió, sống một cách đường hoàng hơn.

Nguồn: trithucmoi

Bạn nghĩ thế nào về bài viết này

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

24htaiwan Chúng Tôi lược dịch và tổng hợp những thông tin trên mạng , đôi khi sẽ sao chép những thông tin hữu ích cho người Việt tại Đài Loan . Mọi ý kiến về bản quyền vui lòng nhắn tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ xử lý trong vòng 24h .