Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, có nghĩa là gì?
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách.”, nó chiếm bao nhiều trong cuộc đời còn lại của bạn. Một người vợ xấu Người vợ tốt là phong thủy tốt nhất cho một gia đình. Một từ có nội hàm […]
Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách.”, nó chiếm bao nhiều trong cuộc đời còn lại của bạn.
Một người vợ xấu
Người vợ tốt là phong thủy tốt nhất cho một gia đình. Một từ có nội hàm rất sâu sắc trong Hán tự đó là chữ “An – 安”, chữ An có kết cấu gồm bộ Miên 宀 (mái nhà) ở trên và bộ Nữ 女 (đàn bà, con gái, phụ nữ) ở dưới. Nghĩa là trong gia đình mà có người phụ nữ hiền lương thì gia đình lúc nào cũng bình an, hạnh phúc. Phong thủy trong gia đình có tốt hay không còn tùy thuộc vào việc người phụ nữ trong gia đình có đức hạnh hay không.
Người xưa có câu: “Lấy vợ lấy đức không lấy sắc”. Đằng sau người đàn ông thành đạt chắc chắn phải có người vợ chu đáo, biết lo cho gia đình. So với dung mạo bên ngoài, trí tuệ, sự tu dưỡng và sức lực của người phụ nữ trong gia đình mới là báu vật lớn nhất. Người ta có câu: “Vợ hiền thì chồng an”, cưới được người vợ tốt thì cả đời của người đàn ông sẽ được bình an. Một người vợ xấu trong câu tục ngữ này nhằm đề cao đức hạnh của người phụ nữ hơn là dung mạo, cũng như người Việt Nam ta có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đất cằn
Tục ngữ có câu: “Dựa vào núi thì núi đổ, dựa vào người thì người chạy”. Người duy nhất bạn có thể dựa vào trên thế giới này là chính là bản thân bạn. Kho báu lớn thứ hai của cuộc đời là có trong tay 1/3 mẫu đất. Để canh tác tốt “cánh đồng” này, bạn không cần phải dựa vào người khác mà phải dựa vào chính mình.
Nếu bạn có thể biến công việc thành sự nghiệp trong cuộc sống thì dù bạn có đi đâu bạn cũng sẽ có vốn để ổn định cuộc sống. Nếu bản thân bạn luôn có chí tiến thủ thì dù ở nơi đất cằn cỗi bạn cũng có thể biến nó thành những miếng đất màu mỡ có giá trị. Điều này cho thấy sự thăng tiến vững chắc nhất của một người nằm chính ở đôi tay và trí tuệ của người đó.
Chiếc áo bông rách
Trang phục đẹp nhất của đời người chính là sự tôn nghiêm. Trong bài thơ “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt”, Lý Bạch từng viết: “An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý. Sử ngã bất đắc khai tâm nhan”, nghĩa là: Sao có thể cụp mắt khom lưng phụng quyền quý. Khiến ta chẳng được vui vẻ tươi cười.
Nói chung, con người tự nhiên có cảm giác ưu việt hơn khi đối mặt với những người có địa vị thấp hơn mình. Nhưng nếu một người có thể không đề cao cảm giác vượt trội của bản thân để hạ bệ người khác, mà thay vào đó đối xử với họ bằng sự tôn trọng, thì người đó phải có thiện chí, chính trực và là một người đáng tin cậy.
Từ xưa đến nay, người có thể lưu danh thiên cổ đều là những người không phải tầm thường, mà phong thái của những người thành công đều có một điểm chung. Họ luôn có thể duy trì được cốt cách “phú quý không dâm, nghèo hèn không đổi”.
Báu vật cuối cùng của cuộc đời chính là chiếc “chiếc áo bông rách” – đó chính là ─ Nhân phẩm và sự chính trực. Chiếc áo bông này tuy rách nhưng cũng đủ che thân. Cho dù thế giới khó khăn, chỉ cần có chiếc áo bông rách này, thì bạn vẫn có thể giữ được sự chính trực và đường hoàng cho bản thân mình.
Dù bạn đang ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào, đừng tùy tiện vứt bỏ chiếc “áo bông rách” này, dù nó có bị rách, rỉ nước và không giữ được lạnh, nhưng nó vẫn có thể che chở chúng ta khỏi sự chà đạp của thế giới bên ngoài và bảo vệ sự trong sạch cuối cùng trong nội tâm của chúng ta.
Thái độ trong cuộc đời sẽ quyết định chiều rộng con đường đi của chúng ta, nếu giữ được ba báu này ở đời này, bạn sẽ không phải lo lắng về những cơ cuồng phong ập đến.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này