Loài động vật tuyệt tích 40 năm bỗng ‘tái xuất’: Thay vì vui mừng, nhà khoa học lại thấy sợ hãi!
Điều gì khiến giới khoa học sợ hãi khi loài động vật “tái xuất” sau 4 thập kỷ được cho là tuyệt chủng? Loài động vật chúng ta đang nói đến chính là Báo gấm Sunda (danh pháp khoa học: Neofelis diardi). Đồ hình Chữ Vạn (卍) cổ xưa vén mở bức màn bí mật […]
Điều gì khiến giới khoa học sợ hãi khi loài động vật “tái xuất” sau 4 thập kỷ được cho là tuyệt chủng? Loài động vật chúng ta đang nói đến chính là Báo gấm Sunda (danh pháp khoa học: Neofelis diardi).
- Đồ hình Chữ Vạn (卍) cổ xưa vén mở bức màn bí mật
- Hơn 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp, sự thật về muối tinh
- Sức mạnh của thơ ca – 4 cách giúp trẻ nuôi dưỡng cảm xúc và trí sáng tạo
Vào những năm 1980, người dân Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện một con báo gấm Sunda chết trong bẫy. Kể từ đó, loài này biến mất như chưa từng xuất hiện. Phải đến những năm gần đây, loài báo gấm đã biến mất hơn 40 năm tại Trung Quốc mới bất ngờ tái xuất.
Tuy nhiên, thay vì vui mừng vì loài này vẫn chưa tuyệt chủng thì các nhà khoa học nước này lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Đặc biệt là vị trí báo gấm Sunda xuất hiện khiến giới chuyên gia đặc biệt quan ngại. Vì sao? Phải chăng lời tiên đoán của Stephen Hawking đã trở thành sự thật?
Thợ săn mồi hung dữ của rừng xanh
Báo gấm Sunda còn được gọi là báo mây vì chúng có hoa văn giống như đám mây trên cơ thể. Loài này thuộc chi Báo gấm (Neofelis) – chi này gồm 2 loài chỉ sinh sống ở châu Á là báo gấm (Neofelis nebulosa) của đất liền Đông Nam Á; và báo gấm Sunda (Neofelis diardi).
Loài mèo hoang này sống trong những khu rừng rậm rạp từ chân dãy Himalaya qua Đông Nam Á lục địa vào miền nam Trung Quốc.
Con báo gấm Sunda đầu tiên mà khoa học biết đến được đưa đến sở thú Exeter Exchange tại thủ đô London (Anh) từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào đầu thế kỷ 19, được nhà tự nhiên học người Anh Edward Griffith đặt tên và mô tả vào năm 1821.
Theo đó, bộ lông của chúng có những mảng lớn màu xám sẫm pha lẫn đốm và sọc không đều tạo thành một họa tiết mây. Chiều dài đầu và thân của nó dao động từ 68,6 đến 108 cm với đuôi dài từ 61 đến 91 cm, cân nặng từ 11-25 kg.
Báo gấm Sunda sử dụng đuôi để giữ thăng bằng khi di chuyển trên cây và có thể trèo xuống thân cây thẳng đứng bằng đầu trước. Nó nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày và săn mồi vào ban đêm trong rừng.
Báo gấm Neofelis nói chung là loài mèo đầu tiên phân kỳ về mặt di truyền từ 9,32 đến 4,47 triệu năm trước từ tổ tiên chung của họ Mèo. Vài triệu năm trước, chúng đã đến Sundaland, nơi chúng phân kỳ từ 2,0–0,93 triệu năm trước thành một loài khác, báo gấm Sunda (Neofelis diardi). Phải đến năm 2006, báo gấm Sunda mới được xác định là một loài báo Neofelis riêng biệt.
Báo gấm Sunda tuy có kích thước cơ thể không lớn lắm nhưng lại có cái miệng to giống như loài “hổ răng kiếm nhỏ”. Bốn chiếc răng nanh của nó dài 4-7 cm và lực cắn của nó khá mạnh, mạnh hơn cả con báo tuyết (Panthera uncia) khổng lồ. Trong số những con mèo còn sống, báo gấm Sunda có tỷ lệ răng nanh dài nhất trên hộp sọ.
Những chiếc răng nanh dài của chúng cực kỳ sắc bén và có thể cắn xuyên qua đốt sống cổ của con mồi chỉ bằng một cú cắn, giết chết con mồi một cách hiệu quả và tàn nhẫn. Ngoài ra, chế độ ăn của báo gấm Sunda cũng rất đa dạng. Từ các loài chim nhỏ và động vật gặm nhấm đến động vật móng guốc lớn đều có thể trở thành bữa trưa của chúng.
Điều này khiến báo gấm Sunda dù có vẻ ngoài ngoan ngoãn “hiện hình” là một thợ săn mồi hung dữ trong tự nhiên. Đó là lý do giới sinh vật học gọi báo gấm Sunda là “hổ răng kiếm hiện đại”.
Tái xuất tại Trung Quốc sau 40 năm tuyệt tích
Báo gấm Sunda xuất hiện từ chân dãy Himalaya ở Nepal, Bhutan và Ấn Độ đến Myanmar, đông nam Bangladesh, Thái Lan, Bán đảo Malaysia, đến phía nam sông Dương Tử ở Trung Quốc.
Theo IUCN khảo sát, số lượng năm 2015 của báo gấm Sunda trên toàn thế giới chỉ còn khoảng 4.500 cá thể. Xu hướng là giảm dần về số lượng và không có quần thể nào có số lượng hơn 1.000 cá thể trưởng thành sống tập trung.
Do đó, báo gấm Sunda được phân hạng là Loài dễ bị tổn thương (VU) trong Sách đỏ IUCN. Quần thể này đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng trên diện rộng và nạn săn trộm thương mại để buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Người ta săn báo gấm Sunda để lấy răng, móng vuốt da dùng làm đồ trang trí, quần áo; xương và thịt sẽ thay thế cho hổ trong các loại thuốc và thuốc bổ truyền thống của châu Á; và bắt sống báo gấm nhỏ để buôn bán làm thú cưng.
Do nạn săn bắt ồ ạt, loài này được xác nhận là đã tuyệt chủng ở Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) từ khoảng năm 1990. Do đó, việc phát hiện báo gấm Sunda xuất hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) sau gần 40 năm tuyệt tích khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc nhưng xen lẫn lo sợ.
Giới chuyên gia Trung Quốc lo sợ vì liên quan đến địa điểm phát hiện loài báo gấm Sunda: Vùng núi cao của dãy Himalaya.
Theo kiến thức truyền thống, báo gấm Sunda thích chọn những vùng núi có độ cao từ trung bình đến thấp, vào khoảng 2.000 mét, nơi có nguồn thức ăn dồi dào và môi trường vắng vẻ.
Tuy nhiên, những dấu chân báo gấm Sunda xuất hiện ở khu vực núi cao thuộc dãy Himalaya ở độ cao 3.500 mét, hoàn toàn lệch khỏi môi trường thích hợp của chúng.
Các chuyên gia phân tích rằng sự xuất hiện của báo Sunda ở những khu vực có độ cao như vậy có thể là kết quả của hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên.
Có lý do để báo gấm chủ yếu sống trong các khu rừng thường xanh nguyên sinh ở vùng núi và đồi nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng thời rất kén chọn trong việc lựa chọn môi trường sống. Chúng thích những khu rừng kín có đủ lượng mưa, cây cối rậm rạp và môi trường ẩm ướt. Môi trường này không chỉ cung cấp đủ chỗ trú ẩn cho chúng mà còn giúp chúng tìm đủ con mồi.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, khí hậu ở các khu vực có độ cao thấp trở nên khô hơn và nguồn thức ăn, nước uống giảm dần, buộc loài này phải di cư đến những nơi cao hơn và lạnh hơn để tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn.
Điều này chắc chắn đặt ra thách thức rất lớn đối với sự sinh tồn của những sinh vật này, bởi vì những khu vực ở độ cao như vậy thường thiếu oxy và có khí hậu lạnh nên khó đáp ứng nhu cầu sinh tồn dài hạn của chúng.
Dự đoán của Stephen Hawking có thể trở thành sự thật?
Hành vi di cư bất thường này của báo gấm Sunda là một ví dụ cho thấy sự nóng lên toàn cầu đã có tác động to lớn đến hệ sinh thái như thế nào. Biến đổi khí hậu không chỉ làm thay đổi môi trường sống của các sinh vật mà còn buộc chúng phải thực hiện những điều chỉnh khó khăn về sinh lý và hành vi.
Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, nó sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với sự tồn tại của các loài quý hiếm như báo gấm.
Vì vậy, bảo vệ báo gấm không chỉ là nhu cầu bảo vệ sự đa dạng loài mà còn là vấn đề quan trọng để con người ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài việc đe dọa môi trường sống sinh học, hiện tượng nóng lên toàn cầu còn đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với chính con người.
Khi khí nhà kính (GHG như CO2, Mê-tan…) tiếp tục gia tăng và thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên, nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang dẫn đến một loạt hậu quả tiêu cực như sự tan chảy liên tục của sông băng ở Bắc Cực và Nam Cực, mực nước biển dâng cao và tình trạng sa mạc hóa ngày càng gia tăng.
Ngay cả nhà vật lý học nổi tiếng và được kính trọng người Anh Stephen Hawking (1942-2018) cũng cảnh báo trong dự đoán cuối cùng của mình: “Nếu con người không hành động nhanh chóng để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường và khí hậu, Trái đất sẽ trở thành một quả cầu lửa”.
Dự đoán này dường như đang dần trở thành hiện thực.
Lấy dãy Himalaya làm ví dụ, khi nhiệt độ tiếp tục tăng trong những năm gần đây, các sông băng địa phương đã tăng tốc độ tan chảy, điều này không chỉ đe dọa môi trường sống của các loài động vật hoang dã như báo gấm Sunda mà còn gây áp lực to lớn đến sự sống còn của hàng trăm triệu loài cũng như người dân địa phương.
Khí nhà kính thải ra do băng và tuyết tan (băng vĩnh cửu có thể thải CO2) sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái khí hậu toàn cầu, tạo thành một vòng luẩn quẩn cực kỳ nguy hiểm.
Có thể nói, hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu đã trở thành thách thức lớn nhất hiện đang đe dọa sự sống trên Trái đất và thậm chí cả chính nhân loại.
Nếu chúng ta không có những hành động quyết đoán và mạnh mẽ, lời tiên đoán của Stephen Hawking cuối cùng sẽ trở thành hiện thực, và Trái đất, ngôi nhà đã nuôi dưỡng chúng ta, chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm.
5 tiên tri Stephen Hawking có thể xảy ra trong 9 năm nữa
Trước khi nhắm mắt, Stephen Hawking để lại những lời tiên tri về các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai.
Stephen Hawking (8/1/1942 – 14/3/2018) là nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học và tác giả người Anh. Ông là người có nhiều đóng góp cho nền khoa học của thế giới. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”.
Ông là tác giả của A Brief History of Time (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại. Những công trình của Hawking trải rộng nhiều lĩnh vực, từ khám phá về nguồn gốc vũ trụ, thăm dò tiềm năng của việc du hành cho tới bí ẩn đằng sau hố đen.
Trước khi qua đời vào năm 2018, Stephen Hawking để lại nhiều lời tiên đoán về những sự kiện có thể xảy ra với nhân loại trong tương lai. Trong đó, 5 lời tiên tri được các nhà khoa học đánh giá là đáng sợ nhất.
- Kỷ băng hà năm 2032
Theo Stephen Hawking, 9 năm nữa, tức năm 2032, Trái đất sẽ bước vào kỷ băng hà. Nguyên nhân của thảm họa này là do Trái đất phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Không chỉ có Stephen Hawking, nhiều nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu sẽ “giết chết” Trái đất. Ông còn miêu tả viễn cảnh gây sốc về hành tinh của chúng ta: “Kịch bản tồi tệ nhất dành cho Trái đất là nó sẽ biến thành một thiên thể như hành tinh Venus, nhiệt độ sẽ lên tới 250 độ C với đầy mưa acid sulfuric.”
- Con người rời khỏi Trái đất
Stephen Hawking tin rằng dù hiện tại các nhà khoa học chưa xác định được hành tinh nào để loài người sinh sống, nhưng với sự phát triển vượt bậc của khoa học hiện nay chúng ta sẽ sớm tìm ra. Ông tiên đoán rằng vào năm 2060, con người sẽ rời khỏi Trái đất và đến sống tại một hành tinh khác.
Lý giải cho lời tiên tri này, Stephen Hawking cho rằng do sự gia tăng dân số quá nhiều khiến cho Trái đất bị cạn kiệt tài nguyên và năng lượng. Loài người đã làm dụng hành tinh này quá mức. Môi trường sống bị thu hẹp nên con người buộc phải di chuyển tới hành tinh khác.
Trong một lễ hội khoa học nghệ thuật tại Na Uy vào năm 2017, ông cảnh báo rằng, nếu con người không sớm tìm ra nơi định cư mới thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Loài người có thể lựa chọn hệ thống sao Alpha Centauri gần hệ Mặt trời nhất để làm nơi trú ngụ.
- AI có thể sẽ tiêu diệt con người
Stephen Hawking không tin tưởng vào trí tuệ nhân tạo (AI). Bằng chứng là ông từng nhấn mạnh nhiều lần về những mối nguy hiểm của AI.
Một trong số đó là “Chúng ta cần học cách chuẩn bị cho những nguy cơ tiềm ẩn của AI. Chúng ta không thể biết được trí tuệ nhân tạo sẽ giúp đỡ hay là sẽ tiêu diệt con người. Do đó, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất”.
- Chủng tộc mới xuất hiện
Theo giáo sư Stephen Hawking, vào năm 2100, loài người sẽ tiến sâu hơn vào vũ trụ và một chủng tộc mới xuất hiện. Ông cũng là một trong những nhà khoa học luôn tin rằng có một sự sống khác nằm ngoài Trái đất.
Thậm chí, vào năm 2015, ông đã từng khởi động một dự án lắng nghe người ngoài hành tinh với sự trợ giúp của máy tính công suất cao. Dự án này sẽ sử dụng máy tính này để tìm kiếm sự sống trong vũ trụ.
- Trái đất sẽ biến thành quả cầu lửa
Cùng với những lời tiên tri về số phận loài người, Stephen Hawking cũng đưa ra dự đoán về Trái đất. Ông cho rằng Trái đất có thể sẽ biến thành một quả cầu rực lửa vào năm 2600. Nguyên nhân của thảm họa này là do năng lượng bị tiêu thụ quá mức nên hành tinh xanh sẽ không thể ở được. Sau đó, chiến tranh nổ ra khắp nơi nên Trái đất đã biến thành quả cầu lửa đáng sợ.
(Tổng hợp)
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này