“Nam vô tính như sắt, nữ vô tính như gai” là có ý nghĩa gì?
“Đàn ông vô tính như sắt, đàn bà vô tính như gai” là câu nói cổ xưa, nhiều người thoạt nghe có thể cảm thấy kỳ lạ. Tại sao “sắt” và “cây gai” lại liên quan đến nam và nữ? “Tính” là chỉ tính cách của một người. Câu này nhấn mạnh, nếu một người […]
“Đàn ông vô tính như sắt, đàn bà vô tính như gai” là câu nói cổ xưa, nhiều người thoạt nghe có thể cảm thấy kỳ lạ. Tại sao “sắt” và “cây gai” lại liên quan đến nam và nữ?
“Tính” là chỉ tính cách của một người. Câu này nhấn mạnh, nếu một người có tính cách nhu nhược thì sẽ giống như sắt, theo thời gian sẽ bị ăn mòn, mất đi sự cứng cáp vốn có. Nó nhắc nhở con người phải giữ vững tính cách cứng rắn, đặc biệt là nam giới, cần có ý chí kiên cường để tránh mất phương hướng, nền tảng trong cuộc sống.
“Đàn ông vô tính như sắt”
Câu đầu tiên là “Đàn ông vô tính giống như sắt”. “Sắt” ở đây thực ra có liên quan đến “thép”.
Trước hết, so với thép, sắt dễ bị ăn mòn và han rỉ. Đàn ông nếu không ý chí, thì cũng giống như “sắt” vậy, tuy cùng là kim loại nhưng sắt chính là trạng thái chưa hoàn hảo, mang nhiều khiếm khuyết. Còn thép lại là một trạng thái tốt đẹp hơn, do đã trải qua tôi luyện mà thành nên vô cùng bền chắc. Trong lịch sử đã có rất nhiều vần thơ miêu tả về gang thép. Người Trung Hoa có câu: “Tiếc rằng sắt không biến thành gang thép”, ý muốn nói rằng cha mẹ ai cũng muốn con mình thành rồng thành phượng, ấy là kỳ vọng cha mẹ đặt vào con cái.
“Tính” trong câu thực chất ám chỉ tính cách của một người. Giải thích câu này một cách đơn giản, có nghĩa là nếu một người có tính cách nhu nhược thì giống như sắt sẽ bị ăn mòn theo thời gian, những góc cạnh ban đầu sẽ bị bào mòn, như vậy sẽ không những đánh mất chính mình, mà khó có thể nuôi sống gia đình, bảo vệ gia đình mình.
Câu tục ngữ này có ý nghĩa thực tiễn trong cả thời xưa lẫn ngày nay, đồng thời mang ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc. Đường đường là một đấng nam nhi thì cần phải có ý chí, hiên ngang đứng giữa đất trời, tính cách phải kiên cường, tự lập.
“Phụ nữ vô tính như gai”
Còn nửa sau của câu tục ngữ “phụ nữ vô tính như gai”, “cây gai dầu” ở đây ám chỉ kẹo mè. Đối với nhiều người, kẹo mè đầu tiên có vị thơm ngon, vị ngọt, để lại mùi thơm trên môi và răng, tuy nhiên ăn kẹo mè sẽ thường bị dính vào răng, điều này sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Do đó, ý nghĩa của câu tục ngữ này là nếu một người phụ nữ không có cá tính thì lúc đầu có thể đáng yêu nhưng lâu dài chắc chắn đối phương sẽ cảm thấy nhàm chán. Vì vậy ẩn ý ở đây là tài năng và đức hạnh của người phụ nữ quan trọng hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Vì vậy, dù là nam hay nữ thì bạn cũng cần phải có cá tính riêng và đừng chạy theo đám đông mà làm theo lời người khác nói. Đàn ông phải mạnh mẽ, tự chủ, không nên như “sắt” hao mòn; phụ nữ phải có đức độ, không nên chỉ quan tâm đến sắc đẹp mà bỏ qua nội hàm, cũng giống như kẹo mè, làm người khác ăn mà thấy mắc răng, khó chịu.
Câu tục ngữ này thực chất phản ánh quan điểm truyền thống xa xưa về vai trò của nam giới và phụ nữ. Đàn ông được cho là có cá tính mạnh mẽ, trong khi phụ nữ được cho là hiền lành và đức độ. Một câu nói đơn giản, sự thật ẩn giấu đằng sau nó thường khiến người ta phải suy nghĩ.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này