Pháp sư Khoan Tịnh du hành đến thế giới Cực Lạc, đem tình hình ở đó về truyền đạt lại cho thế nhân
Vào ngày 25 tháng 10 Hoàng lịch năm 1967, pháp sư Khoan Tịnh ở huyện Đức Hoa, tỉnh Phúc Kiến khi đang tọa thiền định trong Động Di Lặc ở núi Cửu Tiên thì bất ngờ được Quan Thế Âm Bồ Tát dẫn đến thế giới tây phương cực lạc, tham quan động La Hán, […]
Vào ngày 25 tháng 10 Hoàng lịch năm 1967, pháp sư Khoan Tịnh ở huyện Đức Hoa, tỉnh Phúc Kiến khi đang tọa thiền định trong Động Di Lặc ở núi Cửu Tiên thì bất ngờ được Quan Thế Âm Bồ Tát dẫn đến thế giới tây phương cực lạc, tham quan động La Hán, Đao Lợi Thiên, Đâu Suất Thiên và Cửu phẩm Liên Hoa, hơn nữa ông đã đến bái kiến đức Phật A Di Đà.
Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký
Pháp sư cảm thấy rằng mình đã ở Thiên đường khoảng hai mươi giờ, nhưng khi trở lại thế giới nhân loại, ông thấy rằng sáu năm đã trôi qua. Vào tháng 4 năm 1987, pháp sư Khoan Tịnh đã giảng bài tại núi Phổ Đà, thuộc Nam Hải của Singapore, được các tu sĩ biên soạn thành cuốn “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký” để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bồ Tát Quan Thế Âm hóa thành pháp sư Viên Quang và dẫn pháp sư Khoan Tịnh đến “Đâu Suất Thiên”, nơi đây ông sư phụ của mình, đó chính là một trong ba đại cao tăng Trung Quốc cận đại – lão hòa thượng Hư Vân.
Lão hòa thượng Hư Vân nói với Khoan Tịnh: “Sau này khi trở lại nhân gian, con phải nói với các bạn đồng đạo, đặc biệt là các huynh đệ đồng tu, hãy lấy giới luật làm thầy, hãy tu hành như cũ, không đổi mới, và đừng cải thay đổi các quy định…” ”
Sau đó họ tiến vào nội viện của “Đâu Suất Thiên” để triêu bái Đức Phật Di Lặc. Đức Phật Di Lặc trông như thế nào? Pháp sư Khoan Tịnh nói, rằng Đức Phật Di Lặc hoàn toàn không giống với hình tượng “Phật cười bụng to” được thờ phụng trong thế giới phàm trần của chúng ta. Đức Phật Di Lặc chân thực có thể nói là có pháp tướng trang nghiêm, sẵn có “tam thập nhị tướng, bát thập chủng hảo” (ba mươi hai tướng, tám mươi đức tốt đẹp), ngoại mạo phi thường thù thắng. Đức Phật Di Lặc đã khải thị rất nhiều, nhưng có lẽ là do thiên cơ bất khả tiết lộ, pháp sư Khoan Tịnh sau này không thể nhớ hoàn chỉnh, và không tiện công bố rộng rãi.
Bái kiến Đức Phật A Di Đà
Sau đó họ đến gặp Đức Phật A Di Đà. Khi đến nơi, Khoan Tịnh chỉ nhìn thấy một bức tường đá lớn, chắn ngang tầm mắt, hóa ra đó là ngón chân của Đức Phật A Di Đà. Sau khi được gia trì, thân thể của Quán Tịnh chẳng bao lâu đã cao tới rốn của Đức Phật A Di Đà.
Pháp sư Khoan Tịnh mô tả Đức Phật A Di Đà: “Ngài đứng trên vô số tầng tòa sen, trên cánh hoa sen là tầng tầng thắng cảnh bảo tháp, phóng xuất ra ngàn vạn ánh quang, mà nhìn vào chi tiết, trong những ánh quang này còn có Phật, đều ngồi đoan tọa trong ánh quang sắc vàng kim. Pháp tướng của Đức Phật A Di Đà trang nghiêm, ánh mắt như biển cả bao la – đây không phải là một từ hình dung, pháp sư Khoan Tịnh nói, nó thực sự rộng lớn như đại dương ở nhân gian.
Lúc này, Pháp sư Khoan Tịnh cầu xin được ở lại thế giới cực lạc mỹ hảo này, nhưng Đức Phật A Di Đà nói rằng hai kiếp trước, chính Khoan Tịnh đã phát nguyện sẽ cứu độ tất cả chúng sinh theo cách này, khi nói đến đây, Khoan Tịnh nhìn thấy rõ mối nhân duyên ở kiếp trước.
Hiện tại pháp sư Khoan Tịnh còn chưa hoàn thành xong tâm nguyện của mình, đem tình hình của thế giới Cực Lạc về truyền đạt cho nhân gian, bằng cách đó giáo hóa thế nhân.
Sau khi Đức Phật nói kệ ngữ, pháp sư Khoan Tịnh đột nhiên cảm thấy toàn thân chấn động, và những ký ức trước đây toàn bộ hiện lên sống động trong tâm trí ông. Ông minh bạch sứ mệnh và tâm nguyện của mình, pháp sư Khoan Tịnh cũng không lại cầu Đức Phật A Di Đà thu giữ mình nữa, sau khi lễ bái Phật Đà, ông chuẩn bị đi tham quan thế giới Cực Lạc.
Cảnh giới của thế giới Cực Lạc
Khoan Tịnh nói: Tất cả chúng sinh trong thế giới Sa Bà của chúng ta đều phải chịu đựng nhiều loại thống khổ không thể tránh khỏi: sinh, lão, bệnh, tử, cầu không được cũng là khổ, khổ vì oán hận, khổ vì tình yêu chia lìa. Mà ở trong thế giới Cực Lạc, dù có tái sinh làm người hạ đẳng, cũng sẽ không bao giờ phải chịu những thống khổ trên, bởi vì đó là “Thế Giới Cực Lạc”!
Cõi Thiên đường thường được chia thành ba cấp: thượng, trung và hạ, và các cấp thấp hơn lại được chia thành ba cấp, tổng cộng có chín cấp. Càng đi xuống, cảnh giới càng thấp, thân thể càng nhỏ. Những người sinh ra ở tầng lớp thấp hơn sẽ tái sinh với nghiệp chướng của mình. Dù đàn ông, đàn bà, già hay trẻ, sau khi đầu thai vào thượng phẩm Liên Hoa đều sẽ giống như những đứa trẻ mười ba, mười bốn tuổi, hiền lành, đáng yêu và vô cùng xinh đẹp.
Mặc dù ở Thiên đường không có gian khổ, nhưng tu luyện cũng không phải dễ dàng. Những người tái sinh vào các cõi thấp sẽ phải mất hơn 200 triệu năm mới có thể tu luyện lên tầng cao nhất. Nhưng nếu người ta quyết tâm khổ luyện tu hành tinh tấn trong thế giới Sa Bà, thì họ một đời là có thể vãng sinh vào thượng phẩm Liên Hoa, ví như pháp sư Ấn Quang và pháp sư Hoằng Nhất chính là ví dụ sống động, do đó người tu luyện thực sự cần trân quý cơ hội, vì thân người khó được – “nhân thân nan đắc”.
Tình cờ gặp lại người ở quê hương đã khuất
Trên đường, Khoan Tịnh còn gặp được một người tên Lâm Đạo Nhất, nguyên vốn sống ở Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Lâm nhờ ông chuyển lời đến con trai A Vượng đang sống tại Singgapore, nói cha của cậu ở Trung Quốc đã vãng sinh về cõi Tây phương Tịnh Độ rồi.
Khoan Tịnh còn gặp được một nữ cư sĩ đến từ Thuận Xương, Phúc Kiến, năm 1960, bởi xuất gia không thành nên đã nhảy tự sát. Đây vốn thuộc về cái chết trong mười điều ác, không thể siêu thăng, nhưng Quan Âm Bồ tát niệm bà một lòng chân thành, đã tiếp dẫn bà vãng sinh vào cõi Tịnh Độ.
Quan Âm Bồ tát lại dẫn Khoan Tịnh đến quảng trường Liên Hoa, chỉ trong nháy mắt hàng ngàn hàng vạn bé gái lần lượt xuất hiện, không giống như ở nhân gian, chỉ riêng việc sắp xếp hàng lối đã mất rất nhiều thời gian.
Nhân gian như mộng
Ở trong thế giới Cực Lạc, bạn muốn ăn gì cũng sẽ có. Tuy nhiên, hầu hết chúng sinh sinh ra ở cõi thượng phẩm đều đạt được địa vị Bồ Tát đều có rất ít hoặc hoàn toàn không có ham muốn về việc ăn uống. Thông thường là họ đều không ăn gì.
Quán Thế Âm Bồ Tát nói với Khoan Tịnh rằng ở thế giới Ta Bà có rất nhiều rào cản vật chất, vì vậy, đối với nhiều việc, họ thường có tiếng thở dài “không cầu xin được thì khổ”. Lúc đó Khoan Tịnh đang đói, món cơm trắng và súp bắp cải mà ông muốn ăn lập tức xuất hiện. Khi ông đã ăn no, ông đặt bát đũa trở lại bàn rồi tất cả biến mất trong giây lát.
Bồ Tát Quán Thế Âm khai thị, vì vọng cảnh vô thường sẽ không phát ra chút ánh sáng nào nên một khi vọng tưởng qua đi thì sẽ không có gì cả. Cũng giống như giấc mộng ở thế giới con người, núi, sông, con người và các tòa nhà thành phố xuất hiện trong giấc mộng nhưng chúng không tồn tại khi bạn thức dậy. Chỉ có hiện thực là bất diệt và luôn tỏa ra ánh sáng.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này