Sau khi cho người thân, bạn bè vay tiền đừng làm 3 điều “dại dột” sau
Rất nhiều người cứ nói đến tiền là biến sắc, ai đó mượn tiền là thay đổi sắc mặt. Nhưng nếu bạn không cho người khác vay tiền thì khi bạn gặp khó khăn ai sẽ cho bạn vay? Mọi người thường nghe câu nói “có đi có lại” và mọi ân huệ đều có […]
Rất nhiều người cứ nói đến tiền là biến sắc, ai đó mượn tiền là thay đổi sắc mặt. Nhưng nếu bạn không cho người khác vay tiền thì khi bạn gặp khó khăn ai sẽ cho bạn vay? Mọi người thường nghe câu nói “có đi có lại” và mọi ân huệ đều có tính hai chiều. Sau khi cho vay tiền, sau này bạn nên làm gì với số tiền đó? Làm thế nào để giữ được thiện cảm và lấy lại tiền đúng hạn?
Sau khi cho người thân, bạn bè thân thiết vay tiền, bạn không được làm ba điều sau đây.
1. Vay tiền xong đừng vội đòi lại
Sau khi cho vay tiền, nhiều người lo lắng đối phương không trả được, nóng lòng muốn lấy lại số tiền đã cho vay càng sớm càng tốt. Điều này cũng hợp lý.
Nhưng việc bạn sẵn sàng cho anh ấy vay tiền chứng tỏ “anh ấy” là người rất quan trọng trong cuộc đời bạn. Nếu họ vay tiền trong một tuần mà bạn bắt đầu đòi nợ, thì đối phương có thể sẽ không có cách nào để trả, mối quan hệ của hai bên sẽ trở nên căng thẳng.
Cách làm thông minh nhất nên làm là nếu đối phương mong muốn “vay tiền trong một năm” thì bạn sẵn sàng “cho vay hai năm”, điều này sẽ cho đối phương đủ thời gian để hoàn trả số tiền. Đặc biệt là các anh chị em ruột trong một nhà, có thể ở thế hệ của các bạn sẽ không nhận được tiền đã cho vay, phải đến thế hệ sau mới có thể xóa nợ. Nhưng cũng đừng lo lắng, tình yêu máu thịt kéo dài suốt hai thế hệ, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên nhưng nó cũng rất đáng giá.
Sau khi vay tiền, bằng cách không gấp gáp đòi nợ, bạn đã dành cho đối phương sự ưu ái và thể diện, và mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.
2. Đừng “đòi lợi nhuận cao” sau khi cho vay tiền
“Anh em, quyết toán rõ ràng” là quy tắc chúng ta nên tuân thủ.
Khi cho vay tiền, hãy thống nhất cách tính lãi và viết giấy vay nợ. Một khi cả hai bên đã bàn bạc kỹ càng thì sẽ không còn gì bàn cãi nữa.
Nhiều người vay tiền để đầu tư và dựa vào số tiền vay được để làm giàu. Nếu bạn là chủ nợ và thấy người thân, bạn bè vay tiền của mình trở nên giàu có, bạn có thể nghĩ đến việc “chia miếng bánh”. Điều này bạn nhất định không thể làm.
Đối phương đã trở nên giàu có sau khi vay tiền để làm ăn, và nếu bạn yêu cầu trả lại một khoản tiền cao, bạn sẽ bị coi là người giả tạo hay lừa đảo, và bạn sẽ mất đi người thân, bạn bè cũng như sự chữ tín của mình.
Nếu bạn làm quá nhiều điều tệ bạc, chỉ chạy theo kim tiền thì bạn sẽ tự trói buộc mình. Cứ theo thỏa thuận ban đầu, mọi người đều vui vẻ. Nếu người kia biết ơn bạn, họ có thể tặng bạn một số quà hoặc họ có thể mang ơn bạn đến suốt đời.
3. Khi trả nợ đừng “tạo nợ tam giác”
Một số người sau khi vay tiền có thể một thời gian không trả được nên sẽ nghĩ đến việc thế chấp vật chất. Cũng có người vay tiền của người thân, bạn bè nhưng lại cho người thân, bạn bè khác vay số tiền đó.
Người nợ tiền nói với bạn rằng: “Trong tay tôi không có tiền mặt nên tôi sẽ đưa cho bạn một số món đồ có giá trị. Tôi thực sự không còn cách nào khác, người kia còn nợ tôi hàng trăm nghìn, bạn hãy đi đòi nợ anh ta đi!”
Về vấn đề “nợ tam giác”, bạn phải kiên quyết không được làm. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn đến nhà họ hàng hoặc bạn bè của người bạn của bạn để đòi nợ, liệu họ có để cho bạn yên không?
Nó thậm chí còn không rõ ràng hơn khi nói đến việc thế chấp tài sản. Ví dụ, nếu ai đó cho bạn vay hàng trăm nghìn, họ sẽ phải thế chấp căn nhà của họ cho bạn, nhưng bạn lại bán căn nhà của họ và nhận được hơn 200.000 nhân dân tệ. Nếu họ phát hiện ra, liệu họ có đến tìm bạn gây chuyện không?
Khi vay tiền phải chú ý “thảo luận từng việc một”, không liên lụy đến người bên ngoài và liên quan đến nhiều việc.
Kết luận
Shakespeare có một lời khuyên: “Đừng cho ai vay mượn, cũng đừng vay mượn ai, vì cho vay thường mất cả tiền lẫn bạn”.
Tiền có thể thử thách lòng người. Người trả tiền đúng hạn khiến người ta cảm thấy ấm lòng, còn người vay tiền mà không trả tiền cũng khiến người ta cảm thấy xa lánh.
Về phía chủ nợ, bạn là người chủ động nhưng phải cân nhắc giữa ưu và nhược điểm, không bị ham muốn lợi nhuận dẫn dắt, không làm tổn thương cảm xúc của mình và không bị đối phương lừa dối.
Vì vậy, trước khi vay tiền hãy làm rõ sự việc và chuẩn bị tinh thần; sau khi cho vay tiền, để tránh làm tổn thương nhau, đừng làm ba điều ngu ngốc trên.
Tiền, suy cho cùng, không phải là lá cây. Đồng tiền mà bạn đi vay chính là mồ hôi, công sức mà người khác đã vất vả, cực nhọc mới kiếm ra được. Nếu họ cho bạn vay một cách dễ dàng, không phải bởi họ kiếm tiền dễ, mà vì họ tin tưởng và coi trọng bạn. Nhưng rất tiếc rằng nhiều người đã không trân trọng điều đó. Và thực tế cho thấy, nhiều người cho vay mới trăn trở, suy nghĩ nhiều, còn người đi vay thì lại rất vô tư, thoải mái, ít lo nghĩ.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: secretchina
Bạn nghĩ thế nào về bài viết này